Ngành nuôi tôm xuất hiện từ nửa sau thế kỷ 20, và đang ngày càng tăng về sản lượng nhờ vào các công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, ngành này cũng đang tạo ra nhiều việc làm và nâng cao doanh thu nhờ vào xuất khẩu. Tuy nhiên việc nuôi tôm công nghiệp gây ra nhiều vấn đề về môi trường mà nhất là đối với đất, nước và sự hao phí năng lượng. Với 100% năng lượng trong nuôi tôm thì hệ thống quạt nước đã chiếm hơn 80%, 10% là máy bơm nước, 10% còn lại dùng cho các mục đích khác.
Quạt nước là một phương tiện phổ biến không chỉ dùng bổ sung oxy hòa tan(DO) mà còn luân chuyển lượng oxy có sẵn trong nước để cung cấp cho tôm. DO là chỉ tiêu vô cùng quan trọng đối với tôm nuôi, do đó người nuôi phải xem xét một cách tỉ mỉ các yếu tố có thể làm giảm lượng DO. Trong nuôi tôm bán thâm canh, quạt nước chỉ được sử dụng khi DO thấp hơn lượng tối thiểu là 3mg/l. Ngược lại, trong mô hình nuôi tôm thâm canh, quạt nước hoạt động với công suất cao và thời gian dài hơn, cả ngày lẫn đêm, để tránh lúc DO thấp sẽ làm tôm chết.
Quang hợp sẽ tạo oxy trên bề mặt nước, nồng độ oxy giảm theo độ sâu của nước và thấp nhất ở đáy ao. Do đó, phải duy trì lượng DO cần thiết trong ao, điều này giúp tôm lớn nhanh, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng tỷ lệ sống và tăng sản lượng. Vì thế, quạt nước là rất quan trọng đối với các hệ thống nuôi tôm. Cơ chế của quạt nước trong nuôi tôm nằm mục đích là tăng cường sự tiếp xúc giữa nước, không khí và oxy hòa tan trong nước. Khi lượng oxy ngoài không khí vào trong nước cao, nồng độ DO trong nước cũng được giữ ổn định hơn.
Bộ điều khiển quạt nước cơ học là động cơ đốt trong hoặc động cơ điện, để duy trì lượng DO thích hợp cho tôm. Nguyên tắc của hệ thống là dựa vào việc tăng tốc độ khuấy đảo của các cánh quạt, chuyển oxy từ không khí vào nước trên diện tích bề mặt ao. Khi sử dụng các thiết bị sục khí cơ học cho các hệ thống nuôi tôm hiện nay, cũng thúc đẩy hiệu suất lọc sinh học cao hơn.
Việc áp dụng quạt nước là tốt, tuy nhiên chi phí vận hành, đặc biệt là điện thường chiếm tỷ trọng cao trong chi phí nuôi tôm, vì đa số phải chạy trong suốt 24h. Đây là một điều lãng phí. Do đó, việc thiết kế và vận hành các hệ thống quạt nước cần được tối ưu hóa, để quản lý năng lượng của các ao nuôi một cách hiệu quả. Một số phương pháp vận hành hệ thống quạt nước đã được áp dụng để tối ưu hóa hiệu quả như vận hành thủ công, vận hành theo thời gian hoặc điều khiển tự động. Để giảm hao phí, người ta cũng nghiên cứu sử dụng các nguồn năng lượng sinh thái khác như năng lượng mặt trời , năng lượng gió, sự kết hợp của chúng hay sử dụng pin nhiên liệu để thay thế điện.
Hệ thống quạt nước ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990 với số lượng ngày càng gia tăng. Nồng độ DO trong nước không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, độ mặn, áp suất khí quyển mà còn sự hô hấp của tôm, nồng độ chất rắn trong nước và mật độ nuôi tôm. Ban ngày khi thực vật hô hấp sẽ tạo nên một lượng oxy hòa tan lớn cung cấp cho tôm. Tuy nhiên, vào ban đêm hoặc khi trời nhiều mây, tảo và các sinh vật trong ao sẽ làm nồng độ oxy giảm đáng kể. Khi DO thấp, tôm có thể ngạt thở và chán ăn, dễ bị bệnh, tỷ lệ chết cao và làm năng suất nuôi thấp. Lúc này cần cấp cứu cho tôm bằng Oc segen, cung cấp kịp thời lượng oxy bị thiếu hụt cho tôm phát triển ổn định.
Mặc dù không thể phủ nhận hiệu quả của hệ thống quạt nước đối với tôm, nhưng năng lượng hao phí cho hệ thống này là rất lớn. Tổng chi phí nuôi tôm có thể giảm xuống nếu hạn chế mở máy quạt trong những thời gian không thật cần thiết, đặc biệt là những khu vực có giá điện cao và vào ban ngày. Lạm dụng quạt nước quá mức cũng sẽ làm tăng chi phí bảo trì quạt và cơ sở hạn tầng ao.
Hệ thống quạt nước chiếm đến 80% điện năng của cả trại nuôi tôm. Những trại nuôi lớn thường có trang bị máy phát điện để đối phó với tình trạng mất điện tạm thời, nhất là khi tôm đang trong giai đoạn phát triển. Để giảm chi phí vận hành, đặc biệt là chi phí điện, việc kiểm soát hệ thống quạt nước một cách tự động đang ngày càng trở nên phổ biến. Ngoài ra, các nguồn năng lượng thay thế cũng được hướng tới, với mục đích giảm các tác động có thể xảy ra do sử dụng các nguồn điện thông thường. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió có thể giải quyết vấn đề kinh tế hiệu quả cho việc vận hành này. Một nguồn năng lượng khác được sử dụng là tái tạo khí H2 thành điện cũng cho hiệu quả cao và hy vọng sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai.
Để không hao phí năng lượng, tác động tiêu cực tới môi trường và vật nuôi. Nên sử dụng quạt nước theo thời gian cần thiết, áp dụng sự tự động hóa cho hệ thống quạt và hướng tới việc thay thế năng lượng điện bằng những nguồn năng lượng “sạch” hơn. Dùng Oc segen cấp cứu cho tôm khi những sự cố thiếu oxy hòa tan bất ngờ xảy ra, nhằm giảm bớt thất thoát trong quá trình nuôi.
Các loài tôm hạn chế sử dụng acid amin tổng hợp