Yếu tố nào giúp nuôi tôm thẻ ao đất đạt hiệu quả?

Hình thức nuôi tôm ao đất (hay nuôi trong ao “bạt bờ đáy đất”) vẫn không ngừng phát triển ngay giữa những khu vực nuôi tôm lót bạt hiện đại . Do có nhiều khó khăn nên sản lượng tôm nuôi trong ao đất ngày càng giảm, tuy nhiên những khó khăn này hoàn toàn có thể khắc phục được và tôm lớn lên trong ao đất vẫn cho hiệu quả kinh tế rất cao.
nuôi tôm trong ao đất

Có những khó khăn nào khi nuôi tôm thẻ ao đất?

Khác với nuôi tôm trong ao bạt, nhìn chung thì mô hình tôm thẻ nuôi trong ao đất sơ sài hơn về cơ sở vật chất và cũng thấp hơn nhiều về khâu chăm sóc và quản lý. Tương tự hình thức lót bạt cho bờ ao, nhằm chống sạt lở và thuận lợi cho việc đi qua lại quanh ao chăm sóc tôm. Trở ngại lớn nhất của nuôi tôm thẻ ao đất đó là quản lý môi trường mầm bệnh.

Việc “ nuôi nước” trong ao tôm chưa bao giờ là dễ dàng, và còn khó hơn ở ao đất. Tôm nuôi có thể tiếp xúc trực tiếp với các chất thải hữu cơ, khí độc phát sinh từ đáy ao. Các chỉ tiêu chất lượng nước như oxy, pH, độ mặn dễ bị biến đổi hơn so với ao bạt, vấn đề vệ sinh ao nuôi gặp nhiều rắc rối, có thể ảnh hưởng tới tôm. Ao đất nuôi tôm thường có diện tích lớn nên việc xử lý tốn chi phí cao và kém hiệu quả.

Đáy ao cũng là nơi sinh sống của nhiều vi khuẩn, virus. Với sự tiếp xúc thường xuyên giữa chúng và tôm thì bệnh diễn ra nhanh hơn, kéo theo dịch bệnh hàng loạt ở các khu vực nuôi tôm thẻ ao đất. Trên một diện tích lớn, khi dịch bệnh xảy ra, thời gian điều trị sẽ rất dài, dễ lây lan sang các khu vực nuôi lân cận. Dịch bệnh trong các ao đất thường đến vào thời điểm giữa và gần cuối vụ nuôi. Do khi đó, môi trường nước đã bị biến đổi nhiều, ao dơ, chất thải, thức ăn thừa tích tụ nhiều. Mặc khác, vì thói quen mà không dùng thuốc thủy sản an toàn, hay dùng không đúng cách đã làm dịch bệnh ngày càng khó đối phó hơn ở các khu vực nuôi tôm thẻ ao đất.

Việc chăm sóc tôm trong một thủy vực có diện tích rộng là không dễ dàng, trên bờ ao đất dễ mọc cỏ, phát triển nhiều rong tảo hơn, cản trở sự lớn lên của tôm. Sức khỏe tôm suy giảm nhiều, chủ yếu là do việc cải tạo môi trường không đảm bảo, tôm càng lớn càng dễ bị ảnh hưởng bởi chất lượng nước ô nhiễm. Bên cạnh đó, nuôi tôm ao đất thường được áp dụng nhiều ở những hộ nuôi nhỏ lẻ, đầu ra của lượng tôm này không ổn định, dễ bị thương lái ép giá. Với những cơ sở vật chất, dụng cụ nuôi có chất lượng thấp, thì các phương pháp chăm sóc hay phòng bệnh, phòng chống trước thiên tai, thời tiết xấu vẫn còn hạn chế. 

các cấn đề khi nuôi tôm thẻ ao đất

Giải pháp để nuôi tôm thẻ ao đất đạt hiệu quả

Vì dịch bệnh là vấn đề đe dọa hàng đầu đến quá trình nuôi tôm ao đất. Do đó, loại trừ những nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh được xem là giải pháp tốt nhất để có được vụ nuôi thành công. Mấu chốt chính là giải quyết các vấn đề của môi trường nước và mầm bệnh, cụ thể: 

Chú ý đến quá trình cải tạo ao trước và giữa các lần thả nuôi. Ở ao đất, mầm bệnh hay bào tử của chúng ẩn sẽ nấp sâu trong đất, khó trừ khử dứt điểm, khó siphon đáy ao thường xuyên. Vì vậy, phải diệt khuẩn nước định kỳ, loại trừ ngay khi phát hiện những loài địch hại lẫn trong nước. Cùng với đó là đầu tư cơ sở hạ tầng cho ao nuôi, bao gồm gắn thêm quạt nước, hệ thống oxy đáy, để giảm bớt rủi ro trong lúc nuôi. Kiểm tra sức khỏe tôm và theo dõi thường xuyên chất lượng nước, để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Đảm bảo cho tôm một sức khỏe tốt với việc bổ sung thêm các loại thuốc thủy sản an toàn như men tiêu hóa Bio Bactil, tinh dầu tỏi Licin garlic, vitamin, khoáng chất… Sức đề kháng của tôm được tăng cường, thì chi phí dành cho thuốc trị bệnh sẽ giảm, tăng cao lợi nhuận của vụ nuôi. Có thể xem xét việc xử lý nước sinh học bằng cách thả cá rô phi hoặc cá đối vào chung với tôm. Những loài cá này phù hợp với môi trường trong ao đất và có lợi cho sự phát triển của tôm thẻ.

Với diện tích rộng thì mật độ nuôi tôm phải hợp lý, không nên thả quá nhiều, đảm bảo không dư thừa thức ăn vì rất khó xử lý trong ao đất. Tập trung quản lý môi trường thì sẽ hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả của vụ nuôi.

Ngày 21 - 12 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102