Nuôi cá mùa lạnh

Thời tiết là vấn đề rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Những thay đổi dù rất nhỏ của thời tiết cũng có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vụ nuôi. Cho dù “nắng mưa là chuyện của trời”, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể chuẩn bị trước các phương pháp ứng phó. Nhất là khi nuôi cá trong thời tiết lạnh, một số lưu ý sau đây sẽ giúp vụ nuôi của bà con an toàn hơn trong mùa lạnh.
nuôi cá mùa lạnh

1. Nhiệt độ thay đổi

Cá là loài động vật biến nhiệt, mọi phản ứng sinh hóa của cơ thể chúng đều được xúc bởi các enzyme. Mà enzyme lại chịu tác động trực tiếp từ nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng cao, enzyme hoạt động mạnh, khi đó các quá trình trao đổi chất trong cơ thể cá cũng tăng lên, dẫn đến nhu cầu protein, năng lượng cần thiết cũng tăng theo và làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cá. Nhiệt độ tăng cũng làm cá thiếu oxy do các phân tử nước dao động mạnh làm lượng oxy từ không khí khuếch tán vào nước kém.

Ngược lại khi nhiệt độ thấp, hệ thống enzyme hoạt động kém, việc tiêu hóa thức ăn hạn chế. Dù cá không đòi hỏi một lượng thức ăn lớn tuy nhiên cần phải đủ để duy trì cơ thể của chúng. Các hoạt động trao đổi chất của cá cũng không mạnh mẽ nên sức đề kháng của cá suy giảm và rất dễ mắc các bệnh do nấm hay ký sinh trùng. Cá có xu hướng hoạt động sâu dưới nước ít khi ngoi lên vì lạnh.

Khắc phục:

Quá trình nuôi luôn giữ mực nước >2m để tránh tình trạng nhiệt độ thay đổi một cách đột ngột ảnh hưởng đến cá. Một số khu vực nên làm đáy ao sâu hơn ở hướng Đông Bắc, để cá được ấm hơn khi mùa gió Đông Bắc về.

Hạn chế các hoạt động gây sốc cho cá như kéo lưới kiểm tra hay phân cỡ. Thả giống khi nhiệt độ thật sự ổn định, chú ý khâu thuần nhiệt để đảm bảo cá không sốc do nhiệt độ chênh lệch.

2. Cải thiện môi trường nuôi

Ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nước ngọt ở nước ta là 25-30oC. Vào mùa lạnh, bề mặt ao nuôi cá nên được thả thêm bèo dâu khoảng ⅔ bề mặt ao để che chắn gió. Ngoài ra ở một số khu vực người ta có thể làm giàn bằng tre, phủ nilông hay che bằng lá dừa để giữ nhiệt. Cũng có thể đan sọt bằng tre hay ống phuy nhựa bó thành bó, sát trùng rồi cấm cọc dìm xuống đáy ao để cá chui vào chống rét. Góc ao cũng nên bố trí rơm rạ để làm nơi tránh rét, trú ẩn cho cá.

bèo hoa dâu

Trong những ngày nhiệt độ giảm thấp liên tục, không có ánh nắng mặt trời, tảo và các thủy sinh thực vật khác trong ao không quang hợp được, dẫn tới hiện tượng sụp tảo. Do đó, chú ý mật độ che phủ ao không được quá dày, nếu không lại các loài thực vật sẽ phản tác dụng, làm hao hụt oxy hòa tan.

Mùa lạnh cá rất mẫn cảm với những sự tác động dù rất nhỏ. Khi đó, nếu không tẩy dọn ao, diệt khuẩn khử trùng cẩn thận thì mầm bệnh sẽ rất dễ dàng xâm nhập. Với liều 1 lít cho 5000m3 nước, Iodine violet sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật và cả virus trong ao nuôi, mà sẽ không gây ảnh hưởng đến sức cá nuôi.Lưu ý khi nhiệt độ cao, cá thường di chuyển xuống đáy ao. Nhưng đáy ao là nơi tích tụ nhiều chất hữu cơ, khí độc, nấm và vi khuẩn có hại. Sử dụng Yucca Zeo BZY detox vừa có tác dụng hấp thu khí độc vừa tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển và phân hủy các chất hữu cơ đáy ao.

Bên cạnh đó cũng phải tăng cường sục khí để cung cấp oxy cho cá, không để cá bị stress, nổi đầu do thiếu oxy. Tùy thuộc vào điều kiện hiện có và các mô hình nuôi phù hợp như nhà kín, nuôi bể mà có thể sử dụng hệ thống nâng nhiệt để ổn định nhiệt độ, không để bị biến động trong mùa lạnh.

Trong mùa lạnh, những cơn mưa cũng là điều đáng lo ngại trong quá trình nuôi cá. Mưa đột ngột sẽ làm pH giảm, oxy hòa tan trong ao giảm bất ngờ, nước ao loãng ra, độ mặn giảm cũng làm cá bị sốc. Do đó, phải định kỳ tạt vôi vào trong ao cũng như thường xuyên rải quanh bờ ao để diệt khuẩn, một phần vôi tràn xuống ao giúp cân bằng độ pH.

3. Quản lý sức khỏe cá nuôi

Như đã giải thích ở trên, khi nhiệt độ thấp, cá không bắt mồi quá nhiều mà chủ yếu là cần đủ để duy trì sức khỏe của chúng và khi đó thời gian nuôi cũng kéo dài hơn. Do đó, khẩu phần ăn vào mùa lạnh là một vấn đề hết sức quan trọng, phải tính toán một cách hợp lý. Không quá dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường lại phải vừa đủ cho cá hấp thu đủ năng lượng mà chúng cần thiết. Việc giảm số lần cho ăn sẽ cho kết quả tốt hơn là giảm số lượng thức ăn trong mỗi cử.

chăm sóc cá

Chọn các loại thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nguồn gốc rõ ràng, thành phần dinh dưỡng cân đối cho từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên nếu nhiệt độ xuống dưới 18oC thì giảm lượng cho ăn 30-50%, dưới 15oC thì ngừng việc cho ăn.

Bên cạnh đó, cần hỗ trợ sức khỏe cá bằng cách bổ sung vào thức ăn men tiêu hóa Bio Bactil với liều 2-3ml/kg thức ăn để tăng cường hệ vi sinh có lợi, giúphấp thu dinh dưỡng tốt hơn và kích thích miễn dịch. C vitan nên được tạt xuống ao để cung cấp vitamin C và các ion kiềm hòa tan giúp cá giảm stress và linh hoạt hơn, chống sốc với thời tiết bất thường, tăng cường sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm bệnh cũng như tăng cường khả năng chống chịu rét được tốt hơn, dùng 1kg cho 1500-2000 m3 nước.

Trong mùa lạnh không được đánh bắt vận chuyển, gây xây xát cho cá, đây sẽ là cơ hội để ký sinh trùng hay nấm xâm nhập gây bệnh. Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn. Dùng vôi bột cho vào túi vải treo ở nơi cho ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh, nên dùng Sepio để trị bệnh do ký sinh trùng trong ao với liều 1kg/4000m3 nước.

Một số trường hợp có thể bổ sung thức ăn tự nhiên vào ao giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời làm nước ấm hơn, đồng thời cũng bổ sung các acid amin cần thiết, cải thiện sức khỏe cho cá bằng Holotos với 1kg cho 2000-4000m3 nước.

Châm ngôn “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn được thực hiện trong nuôi trồng thủy sản. Để đảm bảo đàn cá nuôi khỏe mạnh nên dùng tổng hợp các biện pháp chống rét. Phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, nguyên liệu cần thiết để chủ động hơn trong việc phòng chống. Đối với những đàn cá nuôi thương phẩm đạt kích cỡ, khi nhiệt độ xuống quá thấp cần thu hoạch ngay tránh gây thiệt hại lớn về sau.

Ngày 05 - 12 - 2019
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.

bởi Davis, 1996
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102