Đối với ao đất, sau khi thu tôm cần tháo dỡ dàn quạt hoặc hệ thống sục khí, rửa sạch các dụng cụ, phơi khô và cất vào kho. Sau đó tháo cạn nước, phơi khô đáy ao, dồn chất thải lại và chuyển ra ngoài ao. Riêng với ao không thể tháo hết nước do nước ngấm qua bờ thì nên sên vét bùn đáy ao (lớp bùn đen) một cách triệt để. Bùn đáy phải được bơm vào ao chứa bùn, không bơm bùn ra kênh rạch. Gia cố bờ ao, cống ao, hạn chế việc bị rò rỉ, phơi đáy ao tối thiểu 15 ngày. Giữ nước ao ở mức 40 - 70cm, có thể thả cá rô phi vào ao để cá ăn hết lượng mùn bã hữu cơ sót lại và các loài ký chủ trung gian gây bệnh.
Đối với ao có trải bạt, sau khi thu hoạch cần dùng bơm xịt rửa sạch bùn, rêu bẩn bám vào mặt bạt, đồng thời kiểm tra nền đất đáy phía dưới bạt trải; nếu thấy nhiều bùn quá đen, cần cuộn lại bạt, loại bỏ bùn, dùng cát đổ xuống đáy dày 20cm trở lên, nén chặt, phơi khô và trải bạt trở lại. Tính từ khi thu hoạch đến vụ nuôi tiếp theo, nên cho ao nghỉ (thời gian ngắt vụ) 1 tháng trở lên, sau đó mới cải tạo để nuôi vụ tiếp theo.
Khi vấn đề ô nhiễm nguồn nước càng càng lớn thì việc sử dụng ao lắng để chứa nước sạch cho ao nuôi là rất cần thiết. Diện tích ao lắng thường chiếm khoảng 1/3 diện tích ao nuôi. Ao lắng thường đào sâu hơn ao nuôi 0,5 - 1m, đáy ao được cày bừa kỹ, rải vôi để ổn định pH. Nên cải tạo và lấy nước cho ao lắng trước khi cải tạo ao nuôi 20 - 30 ngày.
Không phải mỗi lần cải tạo ao là đều phải thực hiện theo đúng các bước kể trên. Mỗi một bước cải tạo có một thời gian thực hiện nhất định. Ví dụ có thể phơi ao vào mùa xuân, thu, để đảm bảo nền đáy ao nuôi tôm tốt hơn các mùa khác. Và cũng tùy theo khu vực nuôi của bạn mà có những thay đổi quy trình cải tạo cho phù hợp.
Phơi đáy ao: chính là phương pháp cải tạo đáy ao tốt nhất mà lại không tốn kém, đây cũng là cách diệt khuẩn tốt nhất, tiết kiệm nhất. Vì vậy sau khi thu hoạch xong nên kịp thời tháo nước để phơi đáy ao, để cho lớp bùn đen ở tầng đáy ao oxy hóa chuyển thành màu trắng. Thời gian phơi ao ít nhất từ 15 ngày đến 1 tháng tùy theo sự ô nhiễm của ao.
Ngâm đáy: Sau khi phơi sẽ tiến hành ngâm đáy ao, tẩy rửa những chất có hại trong ao nuôi, lần ngâm đầu tiên không dưới một tuần.
Kiềm hóa và triệt phèn: Nên sử dụng CaO để tạt để nâng độ kiềm và hạ phèn cho ao nuôi. Tuy nhiên với ao nuôi có diện tích lớn, để hạ phèn có thể dùng thêm EDTA.
- Cày bừa trộn lẫn vôi với đất đáy ao, nâng cao độ thấm cho tầng đáy, nâng cao độ pH đất tầng đáy.
- Cày lật đất đáy khoảng 10 - 15cm để phơi, oxy hóa triệt để. Khoảng 10 ngày sau lại cho nước vào ngâm tiếp.
Nếu thời gian cho phép, tốt nhất nên ngâm rửa ao nhiều lần. Thông qua nhiều lần cày, phơi, ngâm sẽ loại bỏ được mùi hôi trong đáy ao, khôi phục được một môi trường lành mạnh. Sử dụng kết hợp vi sinh xử lý đáy ao Sivibac với ao đất và Sivibac + với ao bạt để nâng cao hiệu quả cải tạo ao.
Trước hết, để ngăn chặn dịch hại, tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh khi cấp nước vào ao, nguồn nước phải được lọc qua túi lọc bằng vải nhiều lớp (túi vải katê...).
Nước cấp vào ao chuẩn bị nuôi nên hạn chế sử dụng những hóa chất có tính diệt khuẩn mạnh và gây tồn dư như Chlorine dạng bột, thuốc sâu để diệt cá tạp... để diệt khuẩn vì sau đó rất khó gây màu nước và gây tồn dư hóa chất gây hại cho vật nuôi.
Tuyệt đối không sử dụng hóa chất bị cấm trong cải tạo ao,diệt tạp.
Chọn những ngày không mưa vào các ngày nước triều cường hàng tháng để lấy nước vào ao lắng, đảm bảo độ mặn 15 - 20 ‰. Để lắng 7 - 10 ngày trước khi cấp vào ao nuôi. Lắp đặt quạt khí hoặc sục khí trong ao nuôi, đây là khâu rất quan trọng liên quan đến tỷ lệ sống và năng suất tôm nuôi. Căn cứ vào nuôi tôm thẻ hay tôm sú mà lắp đặt loại quạt nước phù hợp. Một dàn quạt (15 cánh) có thể cung cấp đủ oxy cho 400 kg tôm trong ao, quạt lông nhím thì đủ oxy cho 600 kg tôm.
Nước cấp từ ao lắng sang ao nuôi cũng phải qua túi lọc, chạy quạt khí, kích thích trứng các loài giáp xác nở và để lắng ít nhất 3 - 5 ngày mới xử lý. Duy trì pH 7,5 - 8,0; độ kiềm lớn hơn 80 mg/l. Tiến hàng gây màu, duy trì mật độ tảo trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên bằng Holotos cho tôm giống. Sử dụng chế phẩm sinh học có chứa các dòng vi khuẩn (Lactobacillus, Nitrobacter, Nitrosomonas…) để khống chế vi khuẩn gây bệnh, làm sạch đáy ao, hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2… Sau khi gây màu nước nên kiểm tra độ trong của nước ao, khi đạt 35 - 40 cm mới tiến hành thả giống.
Phải duy trì được chất lượng nước ổn định thì mới được thả giống!
Các loài tôm hạn chế sử dụng acid amin tổng hợp