Những lưu ý khi nuôi tôm vụ đông

Nuôi tôm vụ đông như "đánh bạc" với trời do thời tiết lạnh, mưa bão kéo dài làm tôm nuôi dễ phát sinh dịch bệnh. Hơn nữa, vì rủi ro cao nên chi phí phải bỏ ra cho ao nuôi tôm trong vụ đông là rất đáng kể. Nhưng bù lại, tôm vụ đông được giá, lợi nhuận ước tính cao gấp 1,5-2 lần các vụ nuôi khác trong năm. Một vài lưu ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bà con nuôi tôm vụ đông hiệu quả hơn.
Nuôi tôm vụ đông

Thả tôm vụ đông phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi, tính rủi ro cao do sự phức tạp của thời tiết, mưa lũ thất thường. Từ nay đến cuối năm, biên độ, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm sẽ rất lớn, không thích hợp với điều kiện phát triển của tôm, nhưng đây lại là điều kiện tốt cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Do vậy có nhiều điều cần được lưu ý:

Cải tạo ao nuôi

Ao nuôi nên được lót bạt, có hệ thống cấp thoát nước và ao lắng hoàn chỉnh. Trước khi thả tôm vụ đông này phải cải tạo lại ao, bao gồm: siphon đáy, vệ sinh lớp bạt cũ, tạt vôi đáy rồi phơi ao, sau đó mới cấp nước. Nước được cấp vào qua phải qua xử lý trong ao lắng trước. Diệt khuẩn, diệt hến và các sinh vật khác, phải được lọc rồi mới bơm vào ao nuôi.

cải tạo ao là khâu rất quan trọng trong tôm vụ đông

Cải tạo ao là rất quan trọng trong nuôi tôm vụ đông

Gây màu nước có vai trò rất quan trọng trong ao tôm, do màu nước sẽ quyết định tỷ lệ sống của tôm trong tháng nuôi đầu tiên cũng như tốc độ tăng trưởng và sự đồng đều của tôm. Bón vôi để đảm bảo pH ổn định. Hoặc có thể bón phân urea kết hợp với phân lân, mỗi loại 0,5kg/100m2 để gây màu nước. Sau 2 ngày dùng Holotos liều 2kg/1000m2 để tạo nguồn thức ăn tự nhiên.

Chọn và thả giống

Thời điểm nước trong ao có màu nâu nhạt là thích hợp nhất để thả giống. Độ trong đạt khoảng 30-40cm và phải tiến hàng kiểm tra các yếu tố môi trường khác xem có trong phạm vi cho phép không? (DO>4mg/l, pH 7.5-8.5, kiềm 80-120mg/l…). Tôm giống phải chọn khỏe mạnh, có xuất xứ rõ ràng, kiểm dịch đầy đủ và nên cùng 1 kích cỡ như nhau. Thời gian thả thích hợp là vào sáng sớm, hoặc chiều mát, không thả khi nắng nóng hoặc lúc trời mưa. Cần ngâm túi giống 15-20p trước khi thả.

Chăm sóc và quản lý

Cho ăn thức ăn công nghiệp, đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa Biobactil và vitamin C complex giúp tôm khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Sử dụng nhá (vó) để theo dõi lượng thức ăn và điều chỉnh lại lượng cho ăn khi trời mưa, để không gây ô nhiễm môi trường.

Men tiêu hóa và vitamin là rất cần thiết trong nuôi tôm vụ đông

Men tiêu hóa và vitamin C là cần thiết để nâng cao sức khỏe tôm trong vụ đông

Bố trí dàn quạt hợp lý, đảm bảo không có góc chết trong ao. Thời gian quạt nước trong ngày tăng dần theo ngày tuổi của tôm. Bên cạnh đó, nên đo các yếu tố chất lượng nước thường xuyên để xử lý kịp thời, nếu một trong các chỉ tiêu chất lượng nước vượt ngưỡng cho phép. Từ 1,5 tháng trở đi nên bổ sung men vi sinh Sivibac kết hợp với mật đường để ổn định môi trường và hạn chế bệnh cho tôm.

Khi tôm mắc bệnh, nhất là bệnh đốm trắng, thì phải dựa vào tình hình nhiễm bệnh thực tế mà có cách giải quyết cho phù hợp, nên nhớ rằng chưa có thuốc đặc trị bệnh đốm trắng.

Nuôi tôm vụ đông còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, về mặt kỹ thuật phải rút ra từ kinh nghiệm nuôi thực tiễn, xử lý kịp thời khi thời tiết xấu, tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm. Chúc bà con có một vụ nuôi thành công!

Ngày 16 - 11 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Các acid amin tự do trong thức ăn có tác dụng chất dẫn dụ: glycine, betaine, taurine có nhiều trong dịch thủy phân, bột nhuyễn thể

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102