Sự gây hại của thiên địch đối với tôm

Trong ao nuôi tôm, không chỉ có vật nuôi mà còn có thể có rất nhiều loài khác. Những loài này cũng sống chung với vật nuôi trong một thủy vực, gọi là thiên địch, có thể cạnh tranh và gây hại rất lớn cho tôm.
chim còng cọc gây hại cho vật nuôi

Thiên địch bao gồm các loài giáp xác như cua còng, các loài cá dữ và cả chim cò. Đã từ lâu chúng là nỗi ám ảnh của bà con, vì vậy ngăn ngừa được chúng sẽ đảm bảo cho sự thắng lợi của vụ nuôi.

Tác hại mà thiên địch mang lại

Đầu tiên là những tác hại đáng kể mà đám thiên địch có thể gây ra cho đàn tôm trong ao. Khi chúng xuất hiện, nhất là những loài phàm ăn như cá chẽm, cá măng, cua... tỷ lệ tôm nuôi sẽ bị hao hụt do phải làm thức ăn cho những loài kia. Và nếu như thiên địch dạng này có số lượng quá cao thì số lượng tôm trong ao sẽ giảm thấp hơn cả số lượng cá cua này. Hiện tượng này rất nguy hiểm vì người nuôi có thể sẽ không phát hiện được, trong khi thức ăn vẫn được tiêu thụ bình thường.

Những loài giáp xác khác như tôm đất, tôm bò, các loài cá tạp sẽ là vật trung gian truyền bệnh cho tôm. Ký sinh trùng là loài mà khi ở giai đoạn đầu, chúng phải phát triển trong một cơ thể khác trước, thì mới lây nhiễm cho vật chủ chính và bắt đầu gây hại. Bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng, ở những căn bệnh nguy hiểm này, tác nhân đều phải có những vật trung gian. Chính những loài thiên địch này khi cùng sống chung trong một thủy vực với tôm sẽ làm mức độ lây nhiễm của bệnh nhanh hơn, gia tăng nhanh chóng tỷ lệ nhiễm bệnh.

Có những loài cá không dùng tôm làm thức ăn nhưng sẽ cạnh tranh với tôm về chất dinh dưỡng và chỗ cư trú. Dần dần, nếu tỷ lệ thiên địch lớn hơn thì tôm sẽ vì thiếu dưỡng chất mà trở nên còi cọc, chậm lớn. Riêng những loài giáp xác như cua còng, chúng thường đục phá, gây sạt lở và rò rỉ nước bờ ao, chúng cũng ăn tôm trong ao làm giảm số lượng.

Ngoài ra những loài nhuyễn thể như ốc, vẹm, hến, loài 2 mảnh vỏ như sò, chem chép hay sứa sẽ ăn tảo và hấp thụ muối cacbonate làm độ kiềm của môi trường giảm thấp. Khi đó, thiếu kiềm, việc lột xác cứng vỏ của tôm sẽ bị ảnh hưởng, khoáng chất trong môi trường không đủ để giúp tôm hồi phục. Khi đó, tôm yếu ớt và không có đủ sức chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.

Giải pháp ngăn ngừa địch hại

Đối với chim cò, còng cọc phải dùng lưới chắn, hay bù nhìn. Theo quan điểm của các lão nông, tôm nuôi có thể đã mắc bệnh, bơi gần mặt nước, nên mới có hiện tượng chim cò đảo liên tục trên bề mặt ao. Cách hay nhất hiện tại là cử người canh giữ rồi đuổi chim cò đi.

Những ao khả năng cao có cua còng đục phá, nên dùng hàng rào chắn giữa các ao, tìm mọi cách để bắt chúng ra khỏi ao tôm. Khi lấy nước vào ao phải lọc kỹ qua túi lọc không để trứng giáp xác vào trong. Lắp lại những lỗ hổng, nơi rò rỉ của bờ ao.

Với những loài cá tạp, ốc hay vẹm, sò, sứa... phải diệt khuẩn ao thật kỹ bằng Gluta S hoặc BKC 80 trước khi thả, không để trứng sót lại trong ao. Dùng thuốc cá để diệt hết cá tạp, nguồn nguy hại cho tôm nuôi. Sử dụng vôi hoặc thuốc diệt ốc, trứng ốc để tận diệt chúng khỏi ao nuôi tôm.

Những thiên địch của tôm

Sứa

Ốc đinh

Ngày 05 - 10 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102