Quản lý sinh vật phù du trong ao nuôi tôm

Quản lý sinh vật phù du sẽ cân bằng lượng vi khuẩn Vibrio, bao gồm cả Vibrio parahaemolyticus - tác nhân gây bệnh EMS/AHPND (hoại tử gan tụy cấp tính).
Quản lý sinh vật phù du trong ao nuôi tôm

Cân bằng quần thể thực vật phù du trong ao nuôi tôm có thể giúp ngăn chặn mầm bệnh. Ảnh: Thefishsite

Dịch bệnh có lẽ là một thách thức không có điểm dừng đối với nghề nuôi tôm công nghiệp. Những bệnh do virus hay vi khuẩn đều gây thiệt hại đáng kể đến lượng tôm nuôi. Vibrio parahaemolyticus, được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS), đã và đang trở thành mối lo ngại rất lớn.

AHPND đã là một mối đe dọa nghiêm trọng kể từ khi bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 và sau đó đã lan sang một số nước Đông Nam Á - như Malaysia, Việt Nam và Thái Lan - dẫn đến mức sản xuất giảm sâu sau mỗi đợt bùng phát. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mà vi khuẩn này gây hại nhưng cho đến nay bệnh vẫn rất còn nguy hiểm đối với tôm.

Kinh nghiệm phòng trị AHPND

Đầu tiên là phải chú ý đến giai đoạn giống, đảm bảo rằng tôm hậu ấu trùng và nguồn nước đều không có sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Prakan Chiarahkhongman - một chuyên gia về sức khỏe tôm của Thái Lan, đã từng tóm tắt rằng có ba quy trình chính để phòng AHPND: sạch giống, nước sạch và ao sạch. Theo ông, những bước này là một trong những biện pháp thành công nhất để khôi phục sản xuất sau khi bùng phát EMS.


An toàn sinh học cần phải thực hiện trong suốt quá trình sản xuất. Ảnh: Thefishsite

Tiếp theo là phải chuẩn bị ao nuôi tốt hơn, đảm bảo an toàn sinh học, sử dụng giống sạch, giám sát lượng vi khuẩn trong nước, chất thải, tôm và phân của chúng. Ngoài ra cần nâng cao năng lực của các phòng thí nghiệm để kiểm tra AHPND. Người nuôi phải nỗ lực gấp đôi để đảm bảo rằng nguồn giống và nguồn nước đầu vào không có vi khuẩn. Những quy trình này đã hoạt động tốt đối với những người nuôi áp dụng chúng một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, phòng trừ dịch bệnh là công việc liên tục trong suốt quá trình nuôi. Do đó, an toàn sinh học cần phải thực hiện trong suốt quá trình sản xuất.

Sự liên quan của thực vật phù du với AHPND

Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn từ đầu quá trình phát triển của vi khuẩn Vibrio là giữ cho thực vật phù du ở mức tối ưu. Bên cạnh việc sản xuất oxy và là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, thực vật phù du còn che phủ bề mặt ao giúp tôm con phát triển thuận lợi và khỏe mạnh. Vì tôm ở các trại giống được kiểm soát chặt chẽ, nên khi chuyển đến ao nuôi tôm giống có thể bị căng thẳng. Nếu môi trường không thuận lợi cho tôm, hệ thống miễn dịch của chúng sẽ yếu và điều này sẽ có lợi cho những vi khuẩn cơ hội như Vibrio.


Giảm cho ăn để giảm thiểu chất thải hữu cơ từ thức ăn và phân. Ảnh: Thefishsite

Tôm bị nhiễm vi khuẩn Vibrio có thể sống sót cho đến khi thu hoạch, miễn là bệnh được xử lý nhanh chóng. Một trong những dấu hiệu của bệnh do Vibrio là sự hiện diện của tôm chết ở đáy ao và khu vực si phong, trước đó là sự sụt giảm nghiêm trọng của sinh vật phù du. Trong tình huống này, người nuôi có thể đảm bảo chất lượng nước ổn định bằng cách hút đáy ao và bổ sung thêm nước từ ao chứa. Đồng thời, có thể giảm cho ăn để giảm thiểu chất thải hữu cơ từ thức ăn và phân. Thức ăn có thể được bổ sung các chế phẩm sinh học như BacillusLactobacillus từ Bio Bactil - hoặc vitamin C complex và các sản phẩm miễn dịch khác - để cải thiện sức khỏe của tôm. Sau đó, người nuôi tạo sự cân bằng của thực vật phù du bằng một số biện pháp xử lý, như bổ sung CaCO3 hoặc CaMg (CO3)2 , bột đậu nành lên men và vi khuẩn nitrat hóa - để tạo điều kiện nước hỗ trợ thực vật phù du phát triển. Sự cân bằng của thực vật phù du sẽ trở lại sau 3-7 ngày và sau đó sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi thu hoạch.

Nghiên cứu cho thấy rằng ao có khối lượng thực vật phù du lớn hơn có hiệu quả cao hơn các ao có khối lượng thấp. Mật độ thực vật phù du lên đến 220.000 tế bào/ml vẫn cho thấy tác động tích cực. Thực tế trong ao, thực vật phù du thường dao động từ 500.000 đến 1 triệu tế bào/ml. Thành phần loài thực vật phù du càng đa dạng thì càng hạn chế sự phát triển của Vibrio. Tảo cát có hàm lượng protein tốt, nhưng quá dễ chết, vì vậy nên bổ sung thêm tảo lam. Tuy nhiên, không nên cho phép tảo lam chiếm ưu thế, vì nó có thể gây độc cho tôm.

Ngày 16 - 02 - 2022
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102