Cách xử lý nhớt bạt trong ao nuôi tôm

Việc sử dụng vi sinh để kiểm soát mầm bệnh, xử lý môi trường mà đặc biệt là khử nhớt bạt là một phương pháp không còn quá xa lạ và đang dần thay thế vị trí của kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh.
Ao tôm lót bạt

Nguồn gốc của nhớt bạt

Sau một thời gian nuôi, bạt ao rất dễ bị đóng rong nhớt, nhất là thời điểm gần cuối vụ khi mùn bã hữu cơ và thức ăn thừa tích tụ quá nhiều nơi đáy ao. Điều này chính là nguyên nhân chính kích thích sự phát triển của rong nhớt. Bên cạnh đó, với những ao nuôi có nước quá trong, ánh sáng xuyên thấu xuống đáy, phèn và kim loại nặng lắng tụ cũng tạo điều kiện cho rong nhớt bám trên bạt xuất hiện ngày càng dày đặc hơn.

Vì sao phải xử lý rong nhớt bám trên bạt?

Tình trạng nhớt bạt tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả xấu với ao nuôi tôm. Điều này sẽ làm thay môi trường; độ pH và độ kiềm không còn ổn định, nhiều vi khuẩn và tạp chất bất lợi sẽ sinh ra, cản trở hoạt động di chuyển, bắt mồi của tôm. Kéo theo nồng độ oxy hòa tan trong nước bị giảm thấp, từ đó làm biến động nhiều hơn các yếu tố thuỷ lý hoá của ao nuôi, tôm dễ mắc các bệnh như vàng mang, đen mang, đốm thân,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển về sau của tôm.

Rong nhớt bám trên bạt chính là nơi cư trú của nhiều mầm bệnh nguy hiểm với tôm, chúng có thể là ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc cả vi rút. Về bản chất, rong nhớt phát triển và cần những chất dinh dưỡng giống như tảo. Do đó, nếu rong nhớt phát triển quá dày sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với sự phát triển của những nhóm tảo có lợi cho tôm.

Tôm nếu ăn nhầm phải thức ăn này thì đường ruột cũng sẽ không khỏe mạnh, dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công làm xuất hiện phân trắng. Cộng thêm gan tụy sẽ phải làm việc với năng suất cao hơn, rất dễ bị hư hại, gây rối loạn sức khỏe tôm. Vì có bản chất như tảo nên khi chết, xác của rong nhớt cũng có thể phân hủy thành một số khí độc nguy hiểm cho sự phát triển của tôm nuôi.

Phòng ngừa, hạn chế nhớt bạt

Để hạn chế tác hại của rong nhớt, trong quá trình nuôi, phải luôn giữ mực nước ao và độ trong hợp lý, sao cho ánh sáng không xuyên được xuống đáy. Trước khi thả nuôi nên gây màu nước ao, đồng thời cũng tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên và bổ sung các acid amin cần thiết cho tôm phát triển.

Cách dễ thực hiện nhất chính là cân đối lượng thức ăn cho tôm, hạn chế thức ăn thừa để cắt đứt nguồn dinh dưỡng, nhằm hạn chế phát triển dày đặc của rong nhớt trong ao. Đồng thời trong quá trình nuôi phải xử lý môi trường thường xuyên và bổ sung dưỡng chất, để đảm bảo sức khỏe cho tôm đủ sức chống lại sự gây hại của rong nhớt trên bạt.

Cách xử lý triệt để nhớt trong ao bạt

Sivibac Plus (Sivibac+) - dòng vi sinh bền nhiệt, chịu mặn cao. Đây là dòng vi sinh vật có lợi, cải thiện môi trường một cách lâu dài, hỗ trợ sự cân bằng sinh học. Đặc biệt là giúp nuôi tôm có lót bạt sạch nhớt thấy rõ. Sự đa dạng chủng vi sinh trong Sivibac+ giúp làm đa dạng khả năng xử lý các chất thải trong môi trường nuôi, có tác dụng triệt để đối với rong nhớt.

Chất lượng làm sạch rong nhớt bạt ao của Sivibac+ đã được kiểm chứng ở nhiều khu vực nuôi. Và đều nhận được những phản hồi tích cực từ người sử dụng. Dùng hẳn 100gr hoặc ủ 50gr Sivibac+ với 1 lít mật đường, sục khí liên tục trong 18-24h, rồi sử dụng hết cho 2000m3 nước. Trường hợp mật độ rong nhớt quá cao hay đánh hố siphon thì liều trên chỉ dùng cho 1000m3 nước. Tuy nhiên điều kiện cần thiết để vi sinh trong Sivibac+ hoạt động tốt hơn là hàm lượng phèn trong ao phải dưới 0.2mg/l, nếu phèn quá cao thì hiệu quả giảm rong nhớt sẽ không cao.

Ngày 23 - 02 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102