Phòng trị an toàn một số bệnh thường gặp trong ương cá tra giống

Trước đây, hầu hết giống cá tra được vớt từ tự nhiên, nhưng với việc xuất khẩu cá tra đạt được những bước tiến vượt bậc như hiện tại. Những trại giống cá tra mở ra ngày càng nhiều và cũng kéo theo đó không thiếu bệnh xuất hiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giống.
Cá tra giống

Tỷ lệ sống của cá giống đạt được thường rất thấp, khoảng 20-30%. Trong đó, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng là các tác nhân gây bệnh phổ biến.

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp

Do cá nhỏ, mức độ lây lan cực nhanh nên chủ yếu cần tập trung vào các biện pháp phòng bệnh là chính.

Chọn cá bột tại những trại sản xuất có uy tín, đúng tiêu chuẩn, khỏe mạnh.

Cẩn thận khi đánh bắt, vận chuyển, cá rất dễ xây xát, lở loét tạo cơ hội cho các mầm bệnh xâm nhập gây bệnh làm chết nhiều.

Cải tạo ao thật kỹ, vét sạch lớp bùn đáy ao, lọc nước qua túi lọc thật mịn, sử dụng Iodine Violet với liều 1 lít cho 5000m3 nước để diệt bớt các mầm bệnh trong nước, phòng trị dịch bệnh lây lan.

Mật độ thả vừa phải, từ 200-500 con/m2, quá cao tỷ lệ hao hụt sẽ rất lớn. Định kỳ kiểm tra sức khỏe cá, mỗi biểu hiện bất thường đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời.

Giữ sạch môi trường nuôi, các yếu tố thủy lý hóa ổn định nhất là hàm lượng oxy hòa tan. Diệt khuẩn, nấm và ký sinh trùng định kỳ với Gluta S để giảm mầm bệnh hiện diện trong ao.

Phòng trị các bệnh do nấm, vi khuẩn và nguyên sinh động vật với Brono A, an toàn khi sử dụng trong trại ương giống, cải thiện tỷ lệ sống của cá tra.

Vào mùa dịch bệnh hoặc thời tiết bất lợi, cá rất dễ bị stress, sốc tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công. Do đó, phải giúp cá tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung thêm Glucan MOS hỗ trợ chức năng gan, tạo thành một màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột, tăng cường hệ thống miễn dịch với 3-5g/kg thức ăn và C complex hiệu quả trong việc giảm sốc khi môi trường thay đổi, kích thích hệ tiêu hóa của cá.

1. Bệnh gan thận mủ (trắng gan, đốm trắng trên gan, thận)

Tác nhân: vi khuẩn Edwardsiella Ictaluri

Dấu hiệu: Cá chết số lượng lớn, tách đàn, giảm ăn, bơi lờ đờ, cá gầy, mắt hơi lồi, khi xé nội tạng xuất hiện các đốm trắng sữa trên thận kéo dài đến gan.


Phương pháp phòng trị: giải pháp tối ưu nhất là thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, cải thiện chất lượng nước, giảm mật độ nuôi. Bổ sung thường xuyên vitamin, khoáng chất, dùng Kemix 3g/1kg thức ăn và Hepatopan 3ml/kg thức ăn giúp bổ gan cho cá.

2. Bệnh xuất huyết (bệnh đốm đỏ, đỏ mỏ, đỏ kỳ, nhiễm trùng máu)

Tác nhân: vi khuẩn Aeromonas hydrophila

Dấu hiệu: Thận xuất hiện những điểm xuất huyết nhỏ li ti. Gốc vây xuất huyết. Bụng cá trương to chứa dịch màu hồng hoặc vàng. Cá biếng ăn hoặc bỏ ăn. Tình trạng xuất huyết nặng, cá chết rất nhanh.


Phương pháp phòng trị: tương tự như bệnh gan thận mủ, quan tâm đến môi trường nuôi và cải thiện sức khỏe của cá. Dùng Gluta S định kỳ 2 tuần 1 lần với liều 1 lít cho 5000-7000m3 nước để cải thiện chất lượng nước, diệt bớt mầm bệnh trong ao.

3. Bệnh trắng đuôi

Tác nhân: vi khuẩn Flavobacterium columnate

Dấu hiệu: sốc do vận chuyển hay nhiệt độ môi trường tăng cao dễ làm cá tra nhiễm bệnh trắng đuôi với các biểu hiện đặc trưng như: cá mất nhớt, có vệt trắng trên thân và cuốn đuôi, đuôi bị ăn mòn, mang xám nhạt, vây nhiều nhớt.


Phương pháp phòng trị: quản lý tốt môi trường nuôi, nhất là hạn chế làm sốc, làm stress cá, định kỳ dùng Gluta S và thuốc tím KMnO4 để giảm lượng vi khuẩn trong ao.

4. Bệnh do ngoại ký sinh trùng

Tác nhân: trùng bánh xe Trichodia ssp., trùng loa kèn Apiosoma spp., tà quản trùng Chilodonella spp. và trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis

Dấu hiệu: các tác nhân trên sẽ ký sinh trên mang, da, vây cá làm vị trí đó tiết nhiều chất nhờn, ức chế hô hấp, sinh trưởng và làm tổn thương, lở loét tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập gây ra các bệnh khác nặng hơn. Đầu tiên cá ngứa ngáy, tách đàn, nổi trên mặt nước, nhiễm cường độ cao cá sẽ chết hàng loạt.


Riêng đối với trùng quả dưa, khi ký sinh trên cá sẽ tạo thành những hạt tròn lấm tấm màu trắng đục, làm mang nhợt nhạt, thối loét, chức năng hô hấp bị phá hủy.

Phương pháp phòng trị: sử dụng Gluta S liều 1 lít cho 3000-4000m3 nước, 4 ngày xử lý một lần trị ngoại ký sinh trùng. Khi ương nuôi được khoảng 30 ngày, ao bắt đầu ô nhiễm nên dùng Sivibac định kỳ 100g/1000m2 để môi trường ổn định, hạn chế mầm bệnh trong ao ương.

5. Bệnh do nội ký sinh trùng

Tác nhân: trùng lông Balantidium spp., giun tròn Spectatus spp.,…

Dấu hiệu: các tác nhân trên ký sinh bên trong gây tổn thương thành ruột, dạ dày, lấy chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến tiêu hóa, sinh trưởng và mở đường cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.


Phương pháp phòng trị: hạn chế mở cống vào mùa dịch bệnh, dùng Wirta 500 1kg/10 tấn cá mỗi 10 ngày để xổ ký sinh trùng cho cá.

6. Bệnh trắng gan, trắng mang

Nguyên nhân: xuất hiện lúc giao mùa hay mùa lũ, bệnh xảy ra sau khi cá bị gan thận mủ và xuất huyết.

Dấu hiệu: khi bệnh cá bơi lội yếu, da và mang tái nhợt, gan và thận trắng nhạt, tỷ lệ hồng cầu và bạch cầu của cá bị thoái hóa và giảm mạnh.

Phương pháp phòng trị: trị dứt bệnh do vi khuẩn, xử lý môi trường, tập trung cải thiện môi trường và sức khỏe cá nuôi, các biện pháp phòng bệnh tổng hợp.

Ngày 05 - 11 - 2019
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Sử dụng các acid amin tổng hợp để cân đối nhu cầu acid amin trên tôm sú không hiệu quả bằng phối hợp các nguyên liệu

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102