Nhu cầu dinh dưỡng của tôm nuôi thâm canh

Trong nuôi tôm đặc biệt là nuôi tôm thâm canh để tôm nuôi phát triển nhanh, khỏe mạnh nhưng vẫn đảm bảo chi phí thì cần nghiên cứu kỹ nhu cầu dinh dưỡng của tôm.
Thức ăn nuôi tôm

Nhu cầu Protein: Tôm thẻ chân trắng không có nhu cầu protein cao như tôm sú, theo các nghiên cứu nhu cầu protein của tôm thẻ chân trắng ở 30% - 35%. Trong dạ dày tôm có khoảng 85% vi khuẩn tạo thành chitinase có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho tôm và đặc biệt là tiêu hóa chitinase một phức hợp của protein.

Nhu cầu Hydratcarbon: Ở giáp xác có nhiều men tiêu hóa hydratcarbon như: amylaza, maltaza, kitinaza, cellulaza (Kooimain, 1994) nhờ đó chúng có thể tiêu hóa thức thành phần cellulose như rong tảo. Nhưng thức ăn có nhiều xơ tôm sẽ tiêu hóa không tốt vì dạ dày, ruột tôm ngắn tôm sẽ đi phân sống. Nhưng chất xơ lại đóng vai trò quan trọng nó là chất nền cho vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa vì vậy thức ăn tôm người ta thường bổ sung 5% bột cỏ hoặc rong biển. Ngoài ra chất xơ còn chứa một lượng nước nhất định có tác dụng duy trì dịch ruột và răng quá trình hấp thu dưỡng chất.

Nhu cầu Lipid: Nếu năng lượng trong thức ăn quá cao làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và chất đạm tiêu hóa không đủ để tôm phát triển. Hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và tăng tỉ lệ tử vong.

Nhu cầu Vitamin: Nhóm vitamin B, C và E là cần thiết bổ sung vào thức ăn. Vitamin nhóm D, C khi dùng với số lượng nhiều cho phản ứng ngược dẫn đến dịch bệnh. Vitamin A và K là rất cần thiết trong thành phần thức ăn tôm.

Nhu cầu khoáng chất: Tôm có thể hấp thu trực tiếp khoáng qua mang từ môi trường nước. Vì vậy nhu cầu khoáng cho tôm phụ truộc vào khoáng môi trường sống của tôm. Nhu cầu khoáng của tôm thẻ cao hơn tôm sú do chu kỳ lột xác nhanh hơn.

Ngày 13 - 09 - 2013
KS. Bùi Quang Trung
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102