Một số bệnh thường gặp trên Ếch nuôi

Ếch ngày nay đang dần trở thành món ăn được ưa chuộng, giá trị dinh dưỡng cao. Ếch cũng là một vị thuốc hay có vị ngọt, tính hàn, không độc  trong đông y. Vì vậy, việc nuôi ếch thương phẩm đang phát triển mạnh ở nhiều vùng trên cả nước. Loài thủy sản nào cũng vậy, việc bệnh xảy ra khi bắt đầu nuôi ồ ạt là chuyện không thể tránh khỏi.
Ếch nuôi

Tổng hợp một số bệnh sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng bệnh có hiệu quả trong quá trình nuôi.

1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp

Chú ý, kiểm soát môi trường nuôi, nguồn nước, các yếu tố thủy lý hóa. Một khi ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập gây bệnh.

Thường xuyên tẩy dọn ao, khử trùng định kì bằng Iodine violet, xử lí thức ăn thừa và chất thải của ếch liên tục tránh tình trạng nhiễm bẩn. Ngoài ra, vệ sinh các dụng cụ cho ăn, sàn ăn nhiều lần để không nhiễm bẩn.

Mật độ nuôi vừa phải, không nuôi quá dày sẽ gây ra hiện tượng phân đàn, cạnh tranh về thức ăn chỗ trú ẩn, làm môi trường nhanh chóng mất cân bằng, dễ phát sinh bệnh.

Chọn thức ăn ở những cơ sở uy tín, chất lượng cao, không bị ôi thiu, ẩm mốc có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh.

Con giống chất lượng, đồng đều, sẫm màu, hoạt động nhanh nhẹn, được kiểm dịch đầy đủ và được mua ở những cơ sở đáng tin cậy. Con giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của vụ nuôi.

2. Một số bệnh thường gặp

a. Bệnh chướng hơi

Tác nhân: do thức ăn bị ôi thiu, nguồn nước bẩn, ếch ăn quá nhiều không tiêu hóa được

Dấu hiệu: bụng ếch phồng to, vận động khó khăn. Một số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên, mỏng. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn không tiêu, có mùi hôi.

ếch chướng bụng

Phương pháp trị bệnh: Ngưng cho ăn một, hai ngày hoặc giảm lượng thức ăn xuống, làm vệ sinh sàn ăn, tăng độ tươi sống của thức ăn. Trộn vào thức ăn men vi sinh BioBactil 2-3ml/kg thức ăn hỗ trợ tiêu hóa , giúp ếch hấp thu dinh dưỡng tốtnbsp;

b. Bệnh lở loét, đỏ chân

Tác nhân: vi khuẩn Aeromonas hydrophila luôn hiện diện trong môi trường nuôi, khi nước ô nhiễm chúng sẽ có cơ hội gây bệnh cho ếch, nhất là vào mùa mưa.

Dấu hiệu: Ếch bị bệnh sẽ bỏ ăn, chậm di chuyển, lờ đờ, xuất hiện những nốt chấm đỏ trên thân, gốc đùi có tụ huyết, chân bị sưng, giải phẫu thấy có hiện tượng xuất huyết trong ổ bụng, trong xoang bụng thường thấy máu và dịch lỏng màu vàng. Khi dịch bệnh xảy ra, nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời ếch sẽ chết hàng loạt.

ếch lở loét

Phương pháp phòng trị: diệt khuẩn, khử trùng nước bằng Gluta S hoặc Iodine violet với 1lít cho 3000-4000m3 nước, cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Giảm 50% khẩu phần ăn. Chỉ trị khi mới phát bệnh.

c. Hiện tượng mù mắt, quẹo cổ hay quay cuồng

Tác nhân: có thể do vi khuẩn Pseudomonas sp. trong môi trường nước bị ô nhiễm hoặc do các loài chim, cò mang mầm bệnh từ ngoài vào.

Dấu hiệu: có mủ ở mí mắt, viêm sưng, trắng đục, thời gian dài làm mù cả hai mắt. Cột sống bị biến dạng làm cho cổ quẹo, thân hơi cong nghiêng, ếch không bơi lội được bình thường mà chỉ xoay tròn hoặc nằm ngửa bụng. Ếch bị bệnh không ăn mồi được và chết sau vài ngày.

Phương pháp phòng trị: cách ly những con bệnh ra riêng, giảm sự lây lan của bệnh. Cải thiện môi trường nước nuôi. Diệt khuẩn, khử trùng tương tự cách trị bệnh lở loét chân.

d. Bệnh do giun sán

Tác nhân: có 3 loại chính là sán lá, sán sơ mít và giun đũa

Dấu hiệu: ếch chậm lớn dù ăn rất nhiều, giai đoạn sau ếch biếng ăn rồi chết.

Phương pháp phòng trị: trộn vào thức ăn thuốc sổ giun (0,1% trọng lượng thức ăn). Kiểm tra lại chất lượng thức ăn.

e. Bệnh thân xanh vàng

Tác nhân: do nồng độ acid trong nước quá cao, làm giảm pH 4,5-5,7.

Dấu hiệu: da ếch bất thường, vàng tái, có chỗ bị bung ra, xuất hiện nhiều quầng màu trắng.

Ếch bệnh xanh vàng

Phương pháp phòng trị: kiểm tra pH thường xuyên, dùng vôi nâng pH và duy trì ở mức gần 7, giữ ổn định.

f. Hiện tượng ăn nhau

Tác nhân: thường xảy ra khi mật độ nuôi quá dày, thiếu thức ăn hay thức ăn không đủ chất lượng, không được phân cỡ nên những con ếch to sẽ ăn những con nhỏ hơn khi đói.

Phương pháp phòng trị: kiểm soát mật độ nuôi, cho ăn đủ lượng và đủ chất, chia đều trong ngày để ếch không bị đói. Thực hiện việc phân cỡ thường xuyên.

g. Một số hiện tượng khác

Tác nhân: do môi trường dơ bẩn, thức ăn chất lượng kém.

Dấu hiệu: ếch bài tiết ra phân trắng và phân sống. Khi bị bệnh, hậu môn đỏ, bóp hậu môn thấy máu chảy ra do thức ăn kém chất lượng; nhiễm các bệnh ngoài da như ghẻ lở, đau nhức, lây lan nhanh, phóng nhảy nhiều gây ra vết thương, dẫn đến kiệt sức và chết.

Phương pháp phòng trị: chủ yếu vẫn là làm sạch môi trường nuôi, khử trùng bằng Iodine violet hay Gluta S hoặc CuSO4. Kiểm tra chất lượng thức ăn và cách cho ăn.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hiện nay chưa có phương pháp nào trị bệnh triệt để. Do đó, phòng bệnh là quan trọng nhất. Mầm bệnh thì lúc nào cũng có sẳn trong môi trường. Nhưng nếu môi trường nuôi được quản lý tốt thì mầm bệnh sẽ không có cơ hội gây bệnh cho ếch nuôi.

Ngày 01 - 11 - 2019
Phòng kỹ thuật An Bình
Chủ đề liên quan:
Bạn có biết?

Gan không có dây thần kinh, nên gan bị tổn thương gần như tôm không bị ảnh hưởng đến hoạt động cho đến khi gan hoàn toàn bị hư hại.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102