Chất kích thích hệ miễn dịch của tôm

Tôm cũng như nhiều động vật khác, có một hệ miễn dịch để tạo ra sức đề kháng chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên hệ miễn dịch của tôm thì không đặc hiệu, và tôm không có ký ức miễn dịch ( khả năng ghi nhớ). Để tôm được khỏe từ bên trong thì người nuôi tôm buộc phải dùng thêm các biện pháp nhằm hỗ trợ các phản ứng này. Từ đó, các hợp chất được bổ sung sẽ giúp tôm tự chống lại mầm bệnh mà không cần dùng thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh.
hệ miễn dịch của tôm thẻ

Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh ngoài việc tạo nhiều gen kháng thuốc cho vi khuẩn, còn gây ra nhiều hệ lụy làm ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Do vậy, để sức đề kháng của tôm được kích hoạt mạnh mẽ, hạn chế được việc sử dụng kháng sinh thì cần thiết phải bổ sung thêm một số chất kích thích, đó là:

1. Tinh dầu tỏi

Tỏi từ lâu là một loại thảo dược không những được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc dùng chữa bệnh trên người và động vật. Allicin là một chiết xuất trong tỏi sẽ tiết ra khi được đập dập với phổ kháng khuẩn rộng, ức chế một số quá trình tổng hợp của vi khuẩn, từ đó kìm hãm hoạt động hay tiêu diệt luôn các vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt khi bổ sung tỏi thì sẽ tăng cường các phản ứng miễn dịch của tôm, giúp tôm lướt bệnh một cách dễ dàng. Dùng tinh dầu tỏi tươi Licin garlic liều 2ml/kg thức ăn sẽ kiểm soát lượng vi khuẩn trong cơ thể tôm nuôi, tăng sức đề kháng và bảo vệ đường ruột tôm một cách hiệu quả.

2. Probiotic đường ruột

Đây là dạng những vi sinh vật sống có lợi, có tác dụng biến đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột của vật nuôi. Với phương pháp sinh học, chúng sẽ tiết các chất dạng kháng sinh tự nhiên. Như lactoferrin với bản chất là một protein hoạt hóa, Lysozyme tăng cường hoạt động của các phản ứng miễn dịch hay bacteriocins, một chất diệt khuẩn phổ rộng tự nhiên. Tôm cá sẽ xem các probiotics này là mầm bệnh và truyền tín hiệu đồng loạt để các thành phần của hệ miễn dịch ở tư thế sẵn sàng chiến đấu. Và khi mầm bệnh thật sự xâm nhập, hệ miễn dịch vốn đã được kích hoạt sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ hơn. BioBactil là dạng men vi sinh đường ruột sẽ giúp tôm tiêu hóa tốt hơn, bảo vệ thành ruột và tăng sức đề kháng của tôm.

3. Acid hữu cơ

Acid hữu cơ là hợp chất hóa học có chứa nhóm cacboxyl, sản xuất thông qua các quá trình trao đổi chất của vi khuẩn ở những điều kiện khác nhau, hoặc có thể được hình thành trong ruột già của người và động vật nhờ cộng đồng vi sinh vật kỵ khí. Các acid hữu cơ này khi vào đường ruột sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển và ngăn chặn sự sống của các vi sinh vật có hại. Từ đó gián tiếp kích thích hoạt động trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tôm. Nutric, một sự kết hợp của các acid hữu cơ với thảo dược và prebiotic sẽ tích hợp cùng nhau tăng cường các protein hoạt hóa miễn dịch và hồi phục các thương tổn do mầm bệnh mang lại cho tôm.

4. Betaglucan

Betaglucan là một chất chiết xuất từ vách tế bào của nấm men. Được biết đến như một chất bổ sung sinh học nhờ vào khả năng kích thích các phản ứng miễn dịch. Bổ sung betaglucan vào cơ thể tôm sẽ hoạt hóa các phản ứng của đại thực bào, tăng cường tiết các chất với chức năng kêu gọi, huy động lực lượng chống lại vật lạ. Ngoài ra cũng kích thích quá trình tiêu hóa, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn và phòng các bệnh đường ruột cho tôm.

5. Nucleotide

Cải thiện hệ miễn dịch được cho là một trong những chức năng sinh lý nổi bật của nucleotide. Tác động của nucleotide lên hệ miễn dịch bao gồm cải thiện khả năng thực bào của bạch cầu không hạt, gia tăng sản xuất kháng thể và tế bào tủy xương, đẩy mạnh sản xuất protein miễn dịch, tăng cường sự kích hoạt và tự thải độc của các tế bào miễn dịch. Sự cải thiện hệ miễn dịch có hiệu quả rõ ràng khi tôm chống stress mạnh mẽ khi có dịch bệnh hoặc thay đổi khí hậu.

Ngày 03 - 08 - 2020
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Vitamin thường không bền nhiệt và thời gian bảo quản trong thức ăn vì vậy cần thiết bổ sung vitamin lúc cho tôm ăn

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102