Môi trường nước mà cá tôm đang sống có áp suất thẩm thấu cao (ưu trương). Do đó việc trao đổi muối với môi trường bên ngoài sẽ giúp chúng đáp ứng phần nào khoáng chất, do một số nguyên tố có sẵn trong môi trường nước. Riêng các loài giáp xác, chúng có một cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu rất tuyệt vời. Và chức năng này rất quan trọng, giúp tôm có thể thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường. Tuy nhiên khả năng này sẽ giảm một cách tự nhiên khi tôm càng phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Điều này có thể nghĩa là tôm càng lớn thì nhu cầu khoáng chất của tôm càng cao. Và nếu môi trường nước ngọt thì càng cần phải bổ sung khoáng chất nhiều hơn nửa từ bên ngoài.
Ở một số loài cá tôm, môi trường ngoài cung cấp khoáng chất cho chúng qua sự thẩm thấu thì chúng còn hấp thu được khoáng chất qua mang, da và cả vây. Tuy nhiên sự hấp thụ này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm các chỉ tiêu chất lượng nước, thời tiết và cả sức khỏe của tôm cá. Cũng còn một con đường khác để tôm cá hấp thu khoáng chất đó là tiếp thu trong thức ăn khi qua đường tiêu hóa. Cách này là hiệu quả nhất khi tôm cá dễ dàng hấp thụ trực tiếp với một lượng lớn khoáng chất cần thiết.
Khoáng chất bao gồm nhiều nguyên tố, mặc dù cần thiết chỉ với một lượng nhỏ nhưng khi thiếu sẽ gây những hậu quả rất lớn cho tôm cá. Các nguyên tố như Ca, P, Mg là những thành phần quan trọng của các yếu tố ở cấp độ phân tử như gen, DNA, RNA, ribosome, … Khoáng chất cũng tham gia vào nhiều quá trình sinh lý của cơ thể tôm cá, là chất xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể sinh vật. Nhiều thành phần của hệ miễn dịch phải cấu tạo từ khoáng chất thì mới trở nên chắc chắn, thành một hàng rào phòng bệnh mạnh mẽ cho tôm cá.
Đối với tôm, chúng cần lột xác, có như vậy thì mới lớn lên và phát triển được. Và lột xác là giai đoạn nhạy cảm nhất của tôm, giai đoạn này tôm cũng cần khoáng chất nhiều nhất cho quá trình hình thành lớp vỏ mới và có thể khỏe mạnh trở lại. Khi thiếu khoáng chất, tôm cũng dễ bị cong thân đục cơ, gây dị hình dị dạng cho tôm nuôi. Ca, P, Mg là ba nguyên tố quan trọng nhất cần thiết cho tôm lớn lên một cách khỏe mạnh. Ca có thể đủ cho tôm hấp thụ trong môi trường nước, P từ nguồn bột cá trong thức ăn. Tuy nhiên khả năng hấp thu Mg sẽ giảm khi Ca và P được hấp thu quá nhiều. Việc cân đối lượng khoáng chất để đảm bảo không nguyên tố nào thiếu là một vấn đề nan giải trong nuôi tôm hiện nay.
Cá hoạt động nhiều hơn tôm, do đó nhu cầu khoáng chất sẽ cao hơn để tạo nhiều phản ứng sinh lý, trong hormon, enzyme, vitamin giúp cá có đủ năng lượng cho các hoạt động của chúng. Thiếu khoáng chất cá dễ bị cong thân, vẹo lưng, làm giảm giá trị sản phẩm khi đưa ra thị trường. Các nguyên tố trong khoáng chất cũng như những chất xúc tác cho quá trình sinh sản của cá thuận lợi hơn và đảm bảo tỷ lệ sống sót cho trứng và đàn cá con sau này.
Khi các chỉ tiêu chất lượng nước bị biến động cũng là lúc tôm cá cần nhiều khoáng chất nhất cho các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên việc hấp thụ khoáng chất của tôm cá còn phù thuộc vào rất nhiều yếu tố, sức khỏe của chúng, giai đoạn sống và các phương pháp bổ sung khoáng chất của người nuôi.
Chỉ để thủy sản tự hấp thu khoáng chất thì chắc chắn sẽ thiếu do môi trường có nhiều yếu tố tác động. Nên trong quá trình nuôi, rất cần thiết phải bổ sung khoáng chất. Nhưng rất ít loại khoáng chất bổ sung được trộn trực tiếp vào chung với thức ăn. Mặc dù hình thức này sẽ giúp tôm cá sử dụng được nhiều khoáng chất hơn. MCP diges là loại khoáng tiêu hóa có thể làm được điều khó khăn này. Tôm cá sẽ hấp thụ một cách trực tiếp hằng ngày thông qua quá trình tiêu hóa. Với thành phần là nhiều loại nguyên tố khoáng vi lượng và cả đa lượng, đảm bảo cân bằng khoáng chất trong cơ thể nhất là Ca, P và Mg. Cộng thêm mùi đặc trưng, dẫn dụ tôm cá tìm đến viên thức ăn, làm sự hấp thụ khoáng của chúng tăng với số lượng cao hơn.
Với sự bổ sung MCP diges một cách kịp thời, quá trình lột xác của tôm sẽ được đảm bảo không bị hạn chế do thiếu khoáng. Tôm lớn nhanh và tránh được một số bệnh do thiếu khoáng như cong thân, đục cơ khi nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, cá nuôi cũng sẽ trở nên hoạt bát, bơi lội nhanh nhẹn, không bị vẹo lưng hay cong thân. Đặc biệt là quá trình sinh sản của cá sẽ nhờ có khoáng chất mà tỷ lệ sống sẽ cao hơn, con non sẽ khỏe hơn. Thủy sản là những loài sống trong nước, vì vậy nếu có một môi trường thuận lợi thì sự hấp thu khoáng chất của chúng sẽ đạt được giá trị như mong muốn.
Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C