Tại sao tôm lại bị đốm đen?

Vào những tháng cuối vụ nuôi, nỗi lo lắng hàng đầu của bà con nuôi tôm đó là màu sắc của tôm. Vì màu tôm sẽ quyết định phần nào giá cả thương phẩm của tôm trên thị trường. Tôm nhạt màu hay bị đốm đen sẽ làm năng suất nuôi cũng như lợi nhuận của vụ nuôi giảm đáng kể. Vậy tại sao đốm đen lại thường xuất hiện khi tôm gần xuất bán, đốm đen do nguyên nhân ? Bài viết này sẽ giải đáp đầy đủ những thắc mắc trên cho bà con nhé!
Tại sao tôm lại bị đốm đen?

Hình thức bên ngoài sẽ quyết định phần nào giá tôm

Đốm đen là một triệu chứng rất thường gặp trong ao nuôi tôm. Thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, giai đoạn chuyển mùa, môi trường nước về cuối vụ trở nên xấu đi, Hầu như là cả vụ nuôi đều có nguy cơ xuất hiện hiện tượng đốm đen này, nhiều nhất là từ 20-90 ngày tuổi.

Nguyên nhân phát sinh đốm đen trên tôm

Nguyên nhân quan trọng nhất của bệnh là do vi khuẩn có hại trong ao, chúng sẽ nhân cơ hội ao nuôi nhiều chất hữu cơ, hàm lượng khí độc cao, lượng oxy hòa tan thấp mà tấn công tôm. Lúc này, tôm sẽ có cơ chế chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, sau khi “thắng trận”, hậu quả để lại là những đốm đen trên vỏ kitin xuất hiện, do vi khuẩn để lại trước lúc bị tiêu diệt.

Ngoài ra, nấm và các tác nhân khác cũng có thể xâm nhập gây tổn thương vỏ tôm. Việc hệ miễn dịch của tôm chống lại các tác nhân trên cũng tạo nên nhiều đốm đen trên vỏ tôm. Công bằng mà nói, việc xuất hiện đốm đen là một hiện tượng “tốt”, do tôm đã loại bỏ được các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể thì mới sinh ra hiện tượng này trên vỏ. Tuy nhiên, nếu đốm đen xuất hiện quá nhiều, thì thiệt hại cho người nuôi là rất lớn.

Quá trình sinh phát đốm đen trên tôm

Ban đầu, khi mắc bệnh, trên vỏ tôm sẽ xuất hiện nhiều đốm màu đen nhỏ li ti nằm rải rác khắp thân hoặc tạo thành từng đốm lớn.. Đuôi tôm trở nên mỏng hơn, phụ bộ bị tổn thương, mòn đuôi và cụt râu,… Kèm theo đó là những biểu hiện khác như: tôm bỏ ăn hoặc giảm bắt mồi, bơi lờ đờ và mọi hoạt động trở nên chậm chạp. Khi bệnh trở nặng, tôm rỗng ruột, gan tụy nhợt nhạt, thân tôm bị đen và có mùi hôi. Các đốm đen xuất hiện ngày càng nhiều và tôm bắt đầu chết rải rác trong ao. Tỷ lệ nhiễm nhiễm nặng có thể chiếm đến 70% đàn.


Tỷ lệ nhiễm nhiễm nặng có thể chiếm đến 70% đàn

Phòng và điều trị đốm đen trên tôm

Nguyên nhân chính của đốm đen là vi khuẩn, do đó hạn chế lượng vi khuẩn phát sinh trong ao chính là cách phòng trị hữu hiệu nhất. Ngoài ra, cần xử lý chất thải hữu cơ trong ao, cấp thêm oxy cần thiết, đảm bảo đầy đủ cho tôm, cũng nên kiểm tra thường xuyên các yếu tố chất lượng nước để có những xử lý kịp thời.

Cho tôm ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm men tiêu hóa Bio Bactil, vitamin C complex, khoáng chất MCP DIGES để tăng cường chức năng miễn dịch cho tôm chống lại mầm bệnh. Bổ sung thêm Canxi, khoáng chất giúp quá trình lột vỏ của tôm diễn ra dễ dàng, đồng thời tăng sức đề kháng cho tôm.

Khi phát hiện đã xuất hiện đốm đen trên vỏ tôm, nên giảm lượng cho ăn từ 10-30%. Diệt khuẩn ao nuôi, rồi cấy lại vi sinh kết hợp với sục khí sau 36h. Lưu ý là không nên sử dụng kháng sinh để trị bệnh. Vì kháng sinh có thể làm mức độ đốm đen trong ao cao hơn, còn ảnh hưởng đến màu sắc của tôm khi xuất bán.

Do vậy, thông thường khi tôm bị đốm đen thì nên tiến hành thu hoạch ngay để tránh tôm bị quá yếu và chết nhanh chóng sau đó.

Ngày 08 - 03 - 2022
Phòng kỹ thuật An Bình
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102