Quản lý toàn diện Hội chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Người ta đã tuyên bố rằng EMS/AHPND là do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra, có khả năng ảnh hưởng xấu đến tôm khỏe mạnh hoàn toàn cho dù có nỗ lực quản lý trang trại đến đâu?
Hội chứng tôm chết sớm

Nhận thức về Vibrio

Hội chứng tôm chết sớm (EMS), hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Đây là một vi khuẩn gây bệnh phổ biến cho tôm nuôi trong nhiều thập kỷ qua. Họ vi khuẩn Vibrionaceae liên tục được xác định là một trong những họ chiếm ưu thế trong hệ vi sinh đường ruột của tôm. Một tỷ lệ lớn vi khuẩn Vibrio trong số đó là vô hại nên không thể coi tất cả đều là mầm bệnh bắt buộc. Tuy nhiên, ngay sau khi nghề nuôi tôm mở rộng, dịch bệnh và tỷ lệ chết cao ở tôm do Vibrio gây ra cũng bắt đầu lan rộng. V. harveyi là một trong những thủ phạm đầu tiên và thường xuyên nhất, sau này là V. parahaemolyticus. Một trong những dấu hiệu bệnh điển hình chính là khả năng phát quang.

Độc lực của Vibrio

Các gen gây bệnh của Vibrio lây lan thông qua chiều ngang. Plasmid chuyển vật chất di truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác, dẫn đến chuyển đổi độc lực và sản sinh độc tố. Các loại độc tố, cách thức truyền độc tố giữa các loài Vibrio sp và cách chúng gây ra các dấu hiệu lâm sàng đã được mô tả rộng rãi cho người nuôi tôm.

Hầu hết các vi khuẩn Vibrio gây bệnh cho tôm đều là mầm bệnh cơ hội, chúng lợi dụng khi điều kiện môi trường không thuận lợi, hệ thống miễn dịch đang bị tổn thương để tấn công tôm. Điều này dễ dàng quan sát được khi các điều kiện ao nuôi dưới mức tối ưu. Nhưng một số chủng Vibrio sp cũng đã được xác định là mầm bệnh chính (bắt buộc), có khả năng gây chết một lượng lớn tôm tại các trại giống và ao nuôi thương phẩm ngay cả trong điều kiện tối ưu, và những chủng này đã trở thành những mầm bệnh đáng lo ngại cho tôm.

Khuẩn lạc của vi khuẩn V. parahaemolyticus

Người ta đã tuyên bố rằng EMS/AHPND là do vi khuẩn V. parahaemolyticus gây ra, có khả năng ảnh hưởng xấu đến tôm khỏe mạnh hoàn toàn cho dù có nỗ lực quản lý trang trại đến đâu. Tuy nhiên, thực tế sự phân biệt giữa các mầm bệnh bắt buộc và cơ hội có thể không chính xác. Trong cả hai trường hợp, có sự tác động lẫn nhau giữa độc lực của vi khuẩn và áp lực lây nhiễm, khả năng bảo vệ của vật chủ và ảnh hưởng của môi trường.

Quản lý EMS

Điều quan trọng phải nhận định rằng EMS là do vi khuẩn, không phải do vi rút gây ra. Trong khi đó, phần lớn các biện pháp an toàn sinh học trong nuôi tôm suốt hai thập kỷ vừa qua đều nhắm đến vi rút. Điều này lại khó làm được với một mầm bệnh phổ biến như V. parahaemolyticus.

Dựa trên thông tin sẵn có và kinh nghiệm xử lý Vibrio, đầu tiên và quan trọng nhất là thiết lập một môi trường nước tối ưu và ổn định. Thứ hai, sức khỏe vật chủ phải được củng cố bằng cách dinh dưỡng và các chất bổ trợ miễn dịch. Thứ ba, là giảm thiểu sự hiện diện của vi rút, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn cơ hội có điều kiện tấn công vật chủ.

Giống sạch bệnh

Tôm bố mẹ được coi là nguyên nhân của EMS, nuôi tôm bố mẹ có thể dẫn đến giao phối cận huyết trên diện rộng hoặc tôm bố mẹ có thể là vật mang các chủng vi khuẩn gây EMS. Do đó, việc khử trùng nauplius và các vật liệu được sử dụng trong trại giống là rất cần thiết. Cải thiện chế độ ăn của tôm bố mẹ để loại bỏ nguy cơ lây truyền mầm bệnh qua thức ăn tự nhiên. Kiểm tra con giống trước khi thả vào ao nuôi thương phẩm bằng phương pháp PCR, đảm bảo không có con tôm nhiễm bệnh nào được “gia nhập” vào ao nuôi.

Dinh dưỡng sẽ trở thành yếu tố chính để đảm bảo sự sống và phát triển tốt nhất của nauplius trong ao nuôi thương phẩm. Điều này liên quan mật thiết đến các quá trình vi sinh vật tự nhiên, quản lý thức ăn nhân tạo và thức ăn sống (tảo, Artemia). Kiểm soát nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo chặt chẽ trong quá trình ương giống sẽ hạn chế việc sử dụng kháng sinh sau này. Khi đó, con giống sẽ khỏe hơn, đối phó tốt hơn với các yếu tố gây căng thẳng trong quá trình vận chuyển hoặc khi thả vào môi trường mới.

Ấu trùng tôm Nauplius

Việc sử dụng hỗn hợp chiết xuất thực vật trong quá trình ương giống và trong nước vận chuyển của tôm post ngày càng được nhân rộng. Các chiết xuất thực vật được chọn lọc đặc biệt này không gây chết ấu trùng tôm, ngược lại còn tăng cường hệ thống phòng thủ của chúng bằng cách tạo ra các protein sốc nhiệt. Ngoài ra, chúng có tác dụng diệt khuẩn chọn lọc rõ rệt, chống lại vi khuẩn gram âm như V. parahaemolyticus. Do đó, tạo ra một nguồn tôm giống với chất lượng vượt trội hơn.

Trước hết, một trại giống tốt cần có vốn đầu tư cao, phải được tách biệt khỏi khu vực nuôi thương phẩm và phải được áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt. Do lo sợ về EMS, nhiều người nuôi đã mắc sai lầm là để tôm quá lâu trong ao ương mà bỏ qua khả năng mang bệnh của quá trình này. Hơn nữa, việc sử dụng thức ăn rẻ tiền sẽ làm suy yếu sự thành công của một trại giống tốt. Việc sử dụng thức ăn cho tôm giống không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ vi sinh vật phát triển trong tôm và trên phân tôm. Một quy trình ương giống tốt cho phép kiểm soát và ổn định hơn các điều kiện tăng trưởng, chu kỳ nuôi ngắn hơn và nuôi được nhiều vụ hơn mỗi năm. 

Chiến lược quản lý EMS quan trọng là kiểm soát chất hữu cơ đáy ao, điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của quần thể V. parahaemolyticus. Do đó, phải siphon ao thường xuyên.

Hỗ trợ tăng trưởng 

Khi tôm nhiễm EMS, tôm chết phần lớn trong những tuần đầu tiên sau khi thả giống. Nên khi chuyển tôm con từ ao ương sang ao nuôi thương phẩm, cần khử trùng Vibrio và tăng cường khả năng chống stress của tôm. Không nên coi thường việc chuẩn bị ao kỹ lưỡng, chú ý an toàn sinh học và hệ vi sinh trong ao nuôi. Sử dụng chất diệt khuẩn như Gluta S hay Iodine Violet trong quá trình chuẩn bị ao nuôi sẽ làm giảm nguy cơ lây lan theo chiều ngang. Đảm bảo một hệ vi sinh vật với sự đa dạng về vi khuẩn, cộng đồng này sẽ góp phần ngăn V. parahaemolyticus. Do đó, probiotic nên được sử dụng bằng nhiều cách như Bio Bactil bổ sung vào thức ăn để ngăn chặn các mầm bệnh cơ hội phát triển và xâm nhập vào tôm.

Tảo đóng một vai trò quan trọng trong các ao nuôi thương phẩm. Nên giữ sự cân bằng C: N: P thích hợp. Sau vài tuần, tùy thuộc vào mật độ nuôi, tải trọng hữu cơ trong nước có thể tăng lượng bổ sung, để tảo phát triển phù hợp.

Tảo đóng vai trò quan trọng trong ao nuôi thương phẩm

Trong giai đoạn này, quan trọng là sục khí, pH và quản lý bùn. Các thiết bị sục khí phải được lắp đặt đúng cách để đảm bảo không có góc chết trong ao và luôn duy trì mức oxy trên 4 mg/L. Độ pH của nước phải được đệm bằng lượng kiềm thích hợp (> 150 mg/L) và không được phép dao động. Bùn đáy quá dày phải được loại bỏ bằng cách siphon thường xuyên vì đây là điều kiện cho V. parahaemolyticus phát triển. Bổ sung Bacillus sp bằng Sivibac hoặc Sivibac+ để kiểm soát hữu cơ.

Việc nước thải của ao này trở thành nước đầu vào của ao khác đã là một vấn đề nan giải trong một thời gian dài. Ngay cả khi môi trường của tôm được quản lý tối ưu, các vi khuẩn phổ biến như V. parahaemolyticusV. harveyi vẫn có cơ hội gây bệnh. Do đó, khẩu phần ăn của tôm nuôi thương phẩm phải được bổ sung các chất dinh dưỡng, enzyme và chất kích thích miễn dịch, để tôm tăng cường các rào cản tự nhiên như lớp biểu bì, và tích lũy thêm năng lượng dự trữ để chống lại vi khuẩn xâm nhập.

Chưa có một sản phẩm nào có thể diệt trừ hoàn toàn V. parahaemolyticus. Vi khuẩn cơ hội với các gen độc lực có thể lây nhiễm và luôn tồn tại trong quá trình nuôi tôm. Việc sử dụng kháng sinh hoặc khử trùng mà không có chế phẩm sinh học kèm theo để tái tạo lại ao nuôi ngay lập tức không phải là một chiến lược hợp lý. Thế nên, việc tối ưu hóa chất lượng môi trường và sức khỏe tôm nuôi, sẽ quản lý thành công hệ vi sinh vật và kiểm soát được EMS.

Ngày 13 - 09 - 2022
Phòng kỹ thuật An Bình lược dịch
Bạn có biết?

Hội chứng chết đen thân có liên quan đến hiện tượng thiếu vitamin C

bởi GS TS. Lê Thanh Hùng
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102