Edwardsiella tarda - vi khuẩn mới, gây bệnh trên cá tra

Edwardsiella tarda là một trong những vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng cho cá tra, lây nhiễm cho cả cá nuôi và cá ngoài tự nhiên.
Vi khuẩn mới gây bệnh trên cá tra

Trong hơn 10 năm qua, cá tra được xem như một sản phẩm thủy sản mới trên thị trường, nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của chúng chỉ trong một thời gian ngắn (đạt gần 1kg trong 90 ngày). Cá tra là loài đang được nuôi rộng rãi ở Việt Nam. Do nhu cầu trên thế giới ngày càng cao, nên người nuôi cá tra hiện nay đang hướng đến việc phòng trị bệnh từ xa, để tránh thiệt hại lớn.

Tác nhân Edwardsiella tarda

Sự phát triển của những trại nuôi cá tra thâm canh đã kéo theo việc xuất hiện ngày càng nhiều mầm bệnh, trong đó vi khuẩn là mầm bệnh trên cá tra gây hại nặng nề nhất. Edwardsiella tarda là một trong những vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng cho cá, lây nhiễm cho cả cá nuôi và cá ngoài tự nhiên. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng gây nhiễm trùng trên các loại bò sát, chim và các động vật có vú. Khi ăn cá có nhiễm khuẩn này cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.

Edwardsiella tarda là một loài vi khuẩn kỵ khí, có kích thước rất nhỏ, gram âm, hình que thẳng và có thể di động dễ dàng. Đây là tác nhân gây nhiễm trùng huyết đã được báo cáo trên nhiều loài cá. Edwardsiella tarda có mặt ở khắp nơi trong môi trường nước, tìm thấy ở cả nước ngọt và nước mặn. Vật chủ trung gian của vi khuẩn này thường là những động vật thân mềm. Ở đây, vi khuẩn sẽ sinh trưởng và phát triển độc lực, đến lúc mạnh nhất sẽ nhiễm vào vật chủ chính. Cá tra được ghi nhận bị nhiễm Edwardsiella tarda lần đầu tiên tại Ấn Độ.


Khuẩn lạc của vi khuẩn Edwardsiella tarda

Dấu hiệu

Lúc vi khuẩn Edwardsiella tarda mới tấn công, sẽ không thấy biểu hiện rõ ràng. Sau vài ngày, cá bắt đầu ăn chậm, chán ăn, sau đó tiết nhiều chất nhầy trên da. Thời gian sau, quan sát thấy cá bị xuất huyết, viêm sưng và lở loét ngay vị trí vi khuẩn tấn công. Người ta quan sát thấy hiện tượng cá treo thẳng đứng trên mặt nước, da tiết nhiều chất nhờn, bụng sưng to lên và giảm ăn do quá stress. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh nhiễm trùng huyết, xuất huyết tập trung trên các bộ phận của bụng, thân và gốc vây, bụng sưng lên và tắt nghẽn hậu môn trước khi chết. Ở giai đoạn đầu của sự nhiễm trùng, không hề có dấu hiệu bệnh lý nào xuất hiện, điều này sẽ rất khó cho việc điều trị. Cá tra nhiễm Edwardsiella tarda chết sau 48h nhiễm.

Khi mổ cá chết, xuất hiện nhiều ổ xuất huyết trong niêm mạc, nhiễm trùng các cơ quan nội tạng, đặc biệt là trên thận và gan. Tỷ lệ tử vong của cá có tiếp xúc với vi khuẩn là 42% so với nhóm đối chứng không có con nào chết, suốt 20 ngày thử nghiệm. Kiểm tra mô học thận của cá tra nhiễm Edwardsiella tarda thấy phì đại, tắc và xơ hóa các ống thận, dẫn đến mất hình dạng bình thường. Hoại tử ống và cầu thận, các biểu mô ống dẫn thận bị hoại tử hoàn toàn. Các tổn thương dần tiến triển thành u hạt. Gan cá cũng bị mất cấu trúc, tế bào sưng to, không còn nhìn thấy không bào. Thêm tình trạng tắc nghẽn mạch máu và hoại tử trong gan.

Kiểm soát

Đây là một mầm bệnh nguy hiểm, khó điều trị. Phương pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn và tăng cường sức khỏe cá tra được sử dụng nhiều nhất là dùng BZY detox để cải thiện môi trường, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và điều hòa chức năng miễn dịch của cá. Khả năng miễn dịch bẩm sinh ở cá tra sẽ tạo ra một hệ thống phòng thủ hoàn chỉnh giúp cá tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh.

Do đó, cần xem xét các chỉ tiêu chất lượng nước thường xuyên, để giảm thiểu sự lây lan và phát triển của vi khuẩn. Kiểm soát mầm bệnh trung gian trong ao nuôi, là những loài thân mềm. Trường hợp khi cá tra đã nhiễm khuẩn, tùy theo mức độ mà phải xử lý kịp thời, phòng trị xuất huyết, lở loét bằng Sepio, dùng Iodine Violet diệt khuẩn ao, không để cá chết quá nhiều rồi mới trị.

Ngày 21 - 06 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Các loài giáp xác hạn chế sinh tổng hợp các acid béo HUFA, do đó bổ sung dầu cá trong thức ăn là cần thiết.

bởi Khuyết danh
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102