Bệnh lở loét trên cá trắm cỏ nặng hơn do sự thay đổi nhiệt độ

Hầu hết các nơi trên thế giới ở đều xuất hiện sự thay đổi khí hậu. Mà môi trường nước và các sinh vật sống dưới nước rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu và thủy văn. Vậy nên khi khí hậu thay đổi, các bệnh và hơn nửa là dịch bệnh có thể sẽ xảy ra trên diện rộng đối với vật nuôi thủy sản. Chắc chắn sự thay đổi thời tiết sẽ tác động không nhỏ đến cá nuôi. Sự phân tầng nhiệt độ làm cá trở nên rất mẫn cảm và không giữ được trạng thái tự nhiên.
Bệnh lở loét trên cá trắm cỏ có thể phát triển do sự thay đổi nhiệt độ

Nhiệt độ dẫn đến những thay đổi về mức độ gây bệnh của vi khuẩn trên cá trắm cỏ. Ảnh: Anbinh Biochemistry

Bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ

Các loài thủy sản thường nhạy cảm hơn vào mùa xuân khi sự xuất huyết và giảm protein huyết thanh xuất hiện, do chúng vừa trải qua mùa động lạnh giá. Giai đoạn này, một số mầm bệnh cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở, dẫn đến nhiều dịch bệnh đe dọa sức khỏe vật nuôi. Cá trắm cỏ, loài nuôi phổ biến nhưng lại rất hay mắc bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila hoặc Acinetobacter lwoffii gây ra. Bệnh này phát triển thành dịch và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Một phần trách nhiệm thuộc về sự thay đổi khí hậu mà nhất là do nhiệt độ.

Aeromonas hydrophila là loài vi khuẩn vô cùng quen thuộc, thường xuyên gây bệnh trên cá nước ngọt nhất là cá chép, cá trắm cỏ, cá rô phi. Khi kết hợp thêm nhiều yếu tố bất lợi chẳng hạn như nhiệt độ thấp, thì bệnh này càng nặng hơn nửa và có nguy cơ phát triển thành dịch. Triệu chứng điển hình nhất mà Aeromonas hydrophila gây ra đó là xuất huyết. Acinetobacter lwoffii là một loài vi khuẩn gram âm, hình que, có thể thích ứng tốt với nhiều môi trường nước khác nhau. Tương tự thì vi khuẩn này cũng làm cá nuôi bị xuất huyết nghiêm trọng.

Các vi khuẩn Flavobacterium sp, Yersinia sp, Aeromonas sp, Lactococcus sp, và Renibacterium sp rất phát triển ở nhiệt độ thấp. Trong đó, Aeromonas sp là loài gây bệnh thường xuyên nhất trên cá trắm cỏ. Chúng làm cá lở loét da, thối đuôi hoặc vây, loét mắt, viêm da, tụ huyết và có khi lồi vảy. Khi bệnh phát triển còn gây những triệu chứng nặng hơn như lá lách to, bong tróc, thoái hóa cơ và nhiễm trùng huyết. Các cơ quan đích của vi khuẩn này đều là lá lách và thận, tất cả đều cho thấy có sự hoại tử ở nhiều mức độ khác nhau. 

Thí nghiệm đối với 2 mầm bệnh gây xuất huyết trên cá trắm cỏ

Bệnh trên cá trắm cỏ thường xuất hiện nhiều vào cuối đông - đầu xuân, khi thời tiết trở lạnh, những ao nuôi cá trắm cỏ ghép với cá chép cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn gây ra rất cao. Có thể suy đoán những bệnh này là do sự thay đổi nhiệt độ. Sau 96h thí nghiệm, cá trắm cỏ nhiễm Acinetobacter lwoffii chết 66.7% cá thí nghiệm, trong khi nhiễm Aeromonas hydrophila làm 53.3% cá chết. Bề ngoài cá nhiễm 2 loại vi khuẩn này đều có các triệu chứng giống nhau đó là xuất huyết ở cơ đuôi và lở loét toàn thân cá. Điều trùng hợp là ở nhiệt độ 12-16oC dịch bệnh xuất huyết sẽ bùng phát mạnh hơn, nếu nhiệt độ thấp liên tục còn tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi, dẫn đến cá bị lở loét nghiêm trọng hơn.

Vào thời điểm bệnh xảy ra trong thí nghiệm, cá trắm cỏ tập trung và nổi lên mặt nước, bơi một cách yếu ớt và chết chỉ trong vòng vài ngày. Cá trắm cỏ nhiễm khuẩn thường có biểu hiện xuất huyết nắp mang và quanh phần đầu, trên da có nhiều vết lở loét, những nội quan bên trong bị tràn dịch và sung huyết, lá lách sưng và gan bị nhiễm mỡ. Thận là cơ quan sưng nhiều nhất và và trở nên thoái hóa dần.

Bệnh xuất huyết trên cá trắm cỏ  Các loài thủy sản thường nhạy cảm hơn vào mùa xuân khi sự xuất huyết và giảm protein huyết thanh xuất hiện, do chúng vừa trải qua mùa động lạnh giá. Giai đoạn này, một số mầm bệnh cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở, dẫn đến nhiều dịch bệnh đe dọa sức khỏe vật nuôi. Cá trắm cỏ, loài nuôi phổ biến nhưng lại rất hay mắc bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila hoặc Acinetobacter lwoffii gây ra. Bệnh này phát triển thành dịch và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Một phần trách nhiệm thuộc về sự thay đổi khí hậu mà nhất là do nhiệt độ.  Aeromonas hydrophila là loài vi khuẩn vô cùng quen thuộc, thường xuyên gây bệnh trên cá nước ngọt nhất là cá chép, cá trắm cỏ, cá rô phi. Khi kết hợp thêm nhiều yếu tố bất lợi chẳng hạn như nhiệt độ thấp, thì bệnh này càng nặng hơn nửa và có nguy cơ phát triển thành dịch. Triệu chứng điển hình nhất mà Aeromonas hydrophila gây ra đó là xuất huyết. Acinetobacter lwoffii là một loài vi khuẩn gram âm, hình que, có thể thích ứng tốt với nhiều môi trường nước khác nhau. Tương tự thì vi khuẩn này cũng làm cá nuôi bị xuất huyết nghiêm trọng.  Các vi khuẩn Flavobacterium sp, Yersinia sp, Aeromonas sp, Lactococcus sp, và Renibacterium sp rất phát triển ở nhiệt độ thấp. Trong đó, Aeromonas sp là loài gây bệnh thường xuyên nhất trên cá trắm cỏ. Chúng làm cá lở loét da, thối đuôi hoặc vây, loét mắt, viêm da, tụ huyết và có khi lồi vảy. Khi bệnh phát triển còn gây những triệu chứng nặng hơn như lá lách to, bong tróc, thoái hóa cơ và nhiễm trùng huyết. Các cơ quan đích của vi khuẩn này đều là lá lách và thận, tất cả đều cho thấy có sự hoại tử ở nhiều mức độ khác nhau.   Thí nghiệm đối với 2 mầm bệnh gây xuất huyết trên cá trắm cỏ  Bệnh trên cá trắm cỏ thường xuất hiện nhiều vào cuối đông - đầu xuân, khi thời tiết trở lạnh, những ao nuôi cá trắm cỏ ghép với cá chép cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh do vi khuẩn gây ra rất cao. Có thể suy đoán những bệnh này là do sự thay đổi nhiệt độ. Sau 96h thí nghiệm, cá trắm cỏ nhiễm Acinetobacter lwoffii chết 66.7% cá thí nghiệm, trong khi nhiễm Aeromonas hydrophila làm 53.3% cá chết. Bề ngoài cá nhiễm 2 loại vi khuẩn này đều có các triệu chứng giống nhau đó là xuất huyết ở cơ đuôi và lở loét toàn thân cá. Điều trùng hợp là ở nhiệt độ 12-16oC dịch bệnh xuất huyết sẽ bùng phát mạnh hơn, nếu nhiệt độ thấp liên tục còn tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi, dẫn đến cá bị lở loét nghiêm trọng hơn.  Vào thời điểm bệnh xảy ra trong thí nghiệm, cá trắm cỏ tập trung và nổi lên mặt nước, bơi một cách yếu ớt và chết chỉ trong vòng vài ngày. Cá trắm cỏ nhiễm khuẩn thường có biểu hiện xuất huyết nắp mang và quanh phần đầu, trên da có nhiều vết lở loét, những nội quan bên trong bị tràn dịch và sung huyết, lá lách sưng và gan bị nhiễm mỡ. Thận là cơ quan sưng nhiều nhất và và trở nên thoái hóa dần.  Cá trắm cỏ dễ nhiễm bệnh khi nhiệt độ thấp  Khi khả năng miễn dịch của cá trắm cỏ thấp kết hợp với sự phát triển quá mức của Aeromonas sp sẽ gây ra dịch bệnh hàng loạt. Điều này chứng minh nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá mà còn dẫn đến những thay đổi về mức độ gây bệnh. Điều này hoàn toàn bất lợi đối với quá trình kiểm soát dịch bệnh xảy ra trên cá trắm cỏ. Do vậy, khi trời trở lạnh cần có biện pháp “giữ ấm” cho cá để phòng ngừa các trường hợp bất trắc xảy ra.  Trước mắt là luôn giữ mực nước sâu hơn 2m, đồng thời hạn chế các hoạt động gây sốc cho cá như kéo lưới kiểm tra hay phân cỡ. Thả giống khi nhiệt độ thật sự ổn định, chú ý khâu thuần nhiệt để đảm bảo cá không sốc do nhiệt độ chênh lệch. Trong quá trình nuôi nên bổ sung vào thức ăn men tiêu hóa Bio Bactil với liều 2-3ml/kg thức ăn, để tăng cường hệ vi sinh có lợi, giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và kích thích miễn dịch. C vitan phải được tạt xuống ao để cung cấp vitamin C và các ion kiềm hòa tan giúp cá giảm stress và linh hoạt hơn, chống sốc với thời tiết bất thường.

Cá trắm cỏ dễ nhiễm bệnh khi nhiệt độ thấp. Ảnh: Aquaculture

Khi khả năng miễn dịch của cá trắm cỏ thấp kết hợp với sự phát triển quá mức của Aeromonas sp sẽ gây ra dịch bệnh hàng loạt. Điều này chứng minh nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá mà còn dẫn đến những thay đổi về mức độ gây bệnh. Điều này hoàn toàn bất lợi đối với quá trình kiểm soát dịch bệnh xảy ra trên cá trắm cỏ. Do vậy, khi trời trở lạnh cần có biện pháp “giữ ấm” cho cá để phòng ngừa các trường hợp bất trắc xảy ra.

Trước mắt là luôn giữ mực nước sâu hơn 2m, đồng thời hạn chế các hoạt động gây sốc cho cá như kéo lưới kiểm tra hay phân cỡ. Thả giống khi nhiệt độ thật sự ổn định, chú ý khâu thuần nhiệt để đảm bảo cá không sốc do nhiệt độ chênh lệch. Trong quá trình nuôi nên bổ sung vào thức ăn men tiêu hóa Bio Bactil với liều 2-3ml/kg thức ăn, để tăng cường hệ vi sinh có lợi, giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và kích thích miễn dịch. C vitan phải được tạt xuống ao để cung cấp vitamin C và các ion kiềm hòa tan giúp cá giảm stress và linh hoạt hơn, chống sốc với thời tiết bất thường.

Ngày 11 - 10 - 2021
Phòng kỹ thuật An Bình
Bạn có biết?

Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước biển, không cần bổ sung calci vào thức ăn.

bởi Davis, 1996
Xem thêm
Bạn quan tâm đến nuôi thủy sản an toàn ? Gọi ngay để được tư vấn. call 09 1800 9102